Giải pháp thay thế kháng sinh
Đến nay, trên thế giới đã có rất nhiều giải pháp thay thế kháng sinh trong NTTS được công bố. Tuy nhiên, trên thực tiễn chỉ sử dụng được một số rất ít, bởi, phần lớn các chất thường gây triệu chứng độc, có tác dụng phụ gây hại cấp tính hoặc do hoạt phổ kháng sinh hẹp, giá thành cao…
Một số loại thảo dược như cây thầu dầu và thồm lồm có hiệu quả phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp ở tôm (V.parahaemolyticus gây bệnh AHPND).
Ảnh hưởng kháng sinh
Hiện, trong thú y thường dùng phổ biến nhất là các loại kháng sinh penicillin, streptomycin, tetracyclin… gần đây có thêm một số sản phẩm như gentamycin, kanamycin, các penicillin bán tổng hợp… dùng để điều trị bệnh, có giá trị rất lớn trong sản xuất. Tuy nhiên, các chất này cũng đã để lại nhiều mặt hại, gây hậu quả nghiêm trọng; trong đó có những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của thủy sản, như: Chloramphenicol gây chứng máu chậm đông, thiếu máu do làm giảm sự hấp thu và vận chuyển sắt, B12 trong huyết tương dẫn đến tổn thương tế bào gan và gây độc cho cơ tim; Neomycin kìm hãm sự hoạt hóa disaccharidaza của ruột, tạo nên tác động phụ làm rối loạn hấp thu; Streptomycin và các aminoglycosid làm liệt hô hấp và các cơ khác do nó làm giảm sự dẫn truyền kích thích thần kinh; Bên cạnh đó, các aminoglycosid cũng làm kéo dài thời gian tái hóa vôi, từ đó rất dễ gây nhiễm độc cho gan. Ngoài ra, một số kháng sinh còn gây cho cơ thể hiện tượng dị ứng.
Theo Cục Thú y (2016) đánh giá hiệu quả một số loại kháng sinh được người dân sử dụng để điều trị các bệnh trên cá tra tại Bến Tre và An Giang: Trong 22 kháng sinh được thử, có 20 kháng sinh (chiếm 91%) loại kháng sinh kháng với A.hydrophila và 15 kháng sinh (68%) loại kháng sinh kháng với E.ictaluri. Ví dụ Oxytetracycline 52 lần kháng với A.hydrophila và 47 lần kháng với E.ictaluri.
Giải pháp thay thế
Trước thực tiễn trên, các giải pháp quản lý chất cấm và chống lạm dụng kháng sinh trong NTTS được đưa ra nhằm góp phần đảm bảo ATTP; trong đó, vấn đề cấp thiết là cần nghiên cứu những chất thay thế kháng sinh. Vì vậy, việc nghiên cứu để sản xuất chế phẩm có nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược bằng công nghệ cao, có độ an toàn sinh học nhằm thay thế những loại thuốc và kháng sinh đang được sử dụng đang là hướng đi nhiều triển vọng. Trong đó, sản phẩm NANO TD-01 (là kết quả nghiên cứu từ đề tài KHCN trọng điểm cấp nhà nước: KC 02 - 08 - 10 về nghiên cứu và ứng dụng vật liệu Nano trong lĩnh vực y dược và nông nghiệp) do Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam sản xuất là điển hình. NANO TD-01 là sản phẩm được thử nghiệm cho cá, tôm trong phòng thí nghiệm cũng như quy mô Pilot (giai đoạn thứ hai trong nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất thuốc mới, sau nghiên cứu tổng hợp ở quy mô công nghiệp). Các kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm về: kháng sinh đồ, mô học cũng như các chỉ tiêu đánh giá về tỷ lệ sống, mức độ sinh trưởng… trên quy mô Pilot cho thấy, chế phẩm NANO TD-01 có thể thay thế thuốc kháng sinh đang được sử dụng và có tác dụng tốt cho cá, tôm nuôi, đặc biệt cho tôm nuôi theo mô hình công nghệ cao.
Kết quả đánh giá về tỷ lệ sống, mức độ sinh trưởng… trên quy mô Pilot cho thấy, NANO TD-01T giúp tôm sinh trưởng tốt; tỷ lệ sống của lô thí nghiệm (58,72 - 88,78%) cao gấp 2 - 3 lần với lô đối chứng (29,11%). Từ tuần thứ hai và thứ ba tôm thẻ chân trắng chiều dài không khác nhau, nhưng khối lượng khác nhau, các bể có thử nghiệm NANO TD-01T khối lượng tôm lớn hơn bể đối chứng. Trong khi, đối với cá tra khi thử nghiệm NANO TD-01C trong tháng đầu, tuần đầu chiều dài tăng gấp đôi (9,17/21,9 cm) và khối lượng tăng gấp 13,6 lần (7,5/102,3 g). Từ tháng thứ hai và thứ ba cá tra chiều dài không khác nhau, nhưng khối lượng khác nhau, các bể thử nghiệm NANO TD-01C khối lượng cá tra phù hợp với quy trình nuôi cá tra thâm canh. NANO TD-01C ngâm (2 ml/m3 nước) và cho ăn 5 ml/kg thức ăn; tỷ lệ chết ngày đầu rất cao 24,54%; ngày thứ hai 2,67%; ngày thứ ba là 0,31% (5/1.630 con), từ ngày thứ 4 không còn cá chết.
Hướng dẫn sử dụng
NANO TD-01TC
Thành phần là hoạt chất hữu cơ: 11% nano thảo dược.
Công dụng: Chuyên trị các bệnh nhiễm khuẩn: bệnh viêm ruột, đốm đỏ, xuất huyết và bệnh hoại tử cơ quan nội tạng (gan thận mủ) cá nuôi bán thâm canh và thâm canh.
Liều dùng: 1 ml/10 kg cá/ngày (Trộn 10 ml thuốc với 2 kg thức ăn/100 kg cá/ngày). Hoặc tắm cho cá 10 - 25 ml/m3 nước, thời gian 1 giờ; hoặc ngâm cho cá, liều lượng 2 ml/m3 nước.
Phòng bệnh: Hàng tháng cho cá ăn một đợt 3 ngày liên tục.
Chữa bệnh: Cho cá ăn liên tục trong 5 - 10 ngày cho đến khi khỏi bệnh.
NANO TD-01T
Thành phần là hoạt chất hữu cơ: 11% nano thảo dược.
Công dụng: Chuyên trị các bệnh hoại tử gan tụy cấp, bệnh ăn mòn vỏ kitin, và bệnh phân trắng của tôm nuôi bán thâm canh và thâm canh.
Liều dùng: 1 ml/10 kg tôm/ngày (Trộn 10 ml thuốc với 2 kg thức ăn/100 kg tôm/ngày). Hoặc phun trong nước ao nuôi tôm 2 ml/m3 nước; hoặc bể ương ấu trùng, liều lượng 1 ml/m3 nước.
Phòng bệnh: 15 ngày cho tôm ăn một đợt 3 ngày liên tục.
Chữa bệnh: Cho tôm ăn liên tục trong 5 - 10 ngày cho đến khi khỏi bệnh.
>> Kết quả thử kháng sinh đồ cho thấy, hai dòng sản phẩm NANO TD-01C và NANO TD-01T có tác dụng với với các vi khuẩn gây bệnh nước ngọt Aeromonas hydrophila; Ewardsiella sp; Hafnia alvei; Pseudomonas sp. Vi khuẩn gây bệnh nước mặn: Vibrio algynolyticus; V.parahaemolyticus; V. harveyi; V. vulniticus. Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) 10 µl dung dịch chế phẩm NANO TD-01.
Có thể bạn quan tâm
Môi trường thay đổi đột ngột ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm. Mặc dù không làm tôm chết nhưng vẫn có thể dẫn đến tốc độ tăng trưởng chậm hơn, giảm năng suất
Để hạn chế những thiệt hại khi có biến động môi trường trong ao nuôi tôm. Người nuôi cần nắm rõ các phương pháp xử lý môi trường nước ao nuôi
Giống Vibrio thuộc họ Vibrionaceae, bộ Vibrionales, lớp Gammaproteobacteria, ngành Proteobacteria, có đặc điểm chung: Gram âm, hình que thẳng hoặc hơi uốn cong