Giải pháp sản xuất nông nghiệp thông minh trong canh tác lúa
Năm 2020 được xem là năm có nhiều dự báo bất thường và khó khăn của tình hình hạn mặn có thể gây bất lợi cho ngành nông nghiệp.
Thời điểm này, việc thực hành nông nghiệp thông minh bằng những giải pháp canh tác khoa học, kết hợp linh hoạt giữa tiến bộ kỹ thuật với kinh nghiệm canh tác và thổ nhưỡng, khí hậu từng vùng sẽ là cách giúp nhà nông ứng phó với điều kiện bất thường của thời tiết.
Là đơn vị đi đầu trong việc chủ động phối hợp với các ngành chức năng, cụ thể như Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và tỉnh thành, Công ty CP Phân bón Bình Điền, cùng với Hội đồng Khoa học của công ty đã luôn tìm tòi, nghiên cứu ra các gói kỹ thuật canh tác phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng ở từng địa phương trong bối cảnh ảnh hưởng của tình hình biến đổi khí hậu để chuyển giao đến bà con nông dân cả nước.
Tại ĐBSCL, từ năm 2016, gói kỹ thuật canh tác lúa thông minh do Bình Điền phối hợp Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Trung tâm Khuyến nông 13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL thực hiện đã giúp bà con vượt qua cái khó, khắc nghiệt của hn hán, xâm nhập mặn do ảnh hưởng tình hình biến đổi khí hậu, thay đổi tập quán canh tác lạc hậu bằng cách làm thông minh để đạt hiệu quả năng suất cao vượt trội, đồng thời giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường.
Mặc dù khái niệm “Nông nghiệp thông minh” đang ngày càng quen thuộc với nhà nông, nhưng nhiều bà con vẫn còn mông lung khi nhắc đến “Nông nghiệp thông minh”. Vậy sản xuất nông nghiệp thông minh là gì và bao gồm các yếu tố nào?
Thông minh với thị trường: Nắm rõ diễn biến của thị trường với phương châm “sản xuất ra sản phẩm thị trường cần, không sản xuất cái gì mình muốn”.
Thông minh với đất, nước, khí hậu của vùng sản xuất: Cần hiểu rõ thổ nhưỡng, nguồn nước, thời tiết của vùng sản xuất để lựa chọn giống phù hợp, áp dụng đúng kỹ thuật canh tác, có các quy trình canh tác, luân canh hợp lý.
Thông minh với khoa học công nghệ: Nắm bắt tiến bộ khoa học kỹ thuật mới và hiệu quả nhất để áp dụng đồng bộ vào thực tế sản xuất.
Vụ Hè Thu năm 2019, Bình Điền phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Kiên Giang cùng với huyện Hòn Đất và Gò Quao thực hiện mô hình canh tác lúa thông minh trên vùng đất phèn mặn thích ứng với biến đổi khí hậu.
Ngoài các yếu tố kỹ thuật “1 phải và 6 giảm” còn có thêm ứng dụng công nghệ điện toán đám mây, thiết bị internet của vạn vật (Internet of Things) để quản lý và phân phối nước trong canh tác lúa tại mô hình. Giải pháp kết hợp thông số quan trắc mực nước, ống canh tác ướt khô xen kẽ (AWD TUBE) và trạm điều khiển bơm sẽ giúp người nông dân cung cấp nước ngọt vào ruộng đúng lúc, đúng thời điểm và tự động hóa.
Sau khi áp dụng, năng suất điểm trình diễn trung bình đạt 6,9 tấn/ha, cao hơn điểm đối chứng từ 500kg/ha. Mô hình đã giảm được phân bón, thuốc nông dược và giảm ít nhất từ 1 – 2 lần phun thuốc trừ sâu rầy và thuốc bệnh. Tổng cộng giảm chi phí được 5.563.000 đồng/ha.
Giá thành bình quân 2.397 đồng/kg, giảm rất đáng kể so với đối chứng (đối chứng giá thành 3.063 đồng/kg). Lợi nhuận tăng so đối chứng là trên 5 triệu đồng/ha (mô hình 17.958.000 đồng/ha, đối chứng 12.395.000 đồng/ha).
Trong bối cảnh hiện nay, sản xuất nông nghiệp thông minh không chỉ đảm bảo tăng thu nhập cho người sản xuất mà còn phải góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên, cải thiện môi trường theo hướng “sản xuất nhiều hơn” với đầu tư ít hơn để góp phần tạo nên một nền “nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có và nông thôn văn minh”.
Với nông dân, những người trực tiếp sản xuất trên đồng ruộng, việc sản xuất thông minh, chính là liên kết, tiếp thu, áp dụng các qui trình kỹ thuật canh tác tiến bộ, sản xuất theo hướng thị trường cần, và hợp lí. Nắm rõ đặc điểm vùng miền, tình hình biến đổi khí hậu để có những hướng canh tác hợp lí, và thích ứng.
Đồng thời cần áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật trong canh tác để đạt năng suất, chất lượng cao nhất. Quan trọng hơn là cần phải liên kết sản xuất với sản xuất, liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ để đảm bảo hiệu quả bền vững.
(Thành viên Hội đồng Khoa học, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền)
Có thể bạn quan tâm
Bà Mayu Inno là chuyên gia người Nhật (Tổ chức Seed to Table - Từ hạt giống đến bàn ăn) đã dành trọn thời gian để gắn bó với nông dân ở nhiều nơi trên đất nước.
Hiện nay, hạn, mặn kéo dài làm ảnh hưởng đến diện tích sầu riêng của nhiều gia đình ở huyện Châu Thành.
Nhằm tạo điều kiện giúp nông dân trong xã tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăm sóc, nâng cao chất lượng, hiệu quả của cây sầu riêng, từ tháng 10-2019