Trang chủ / Tin tức / Tin thủy sản

Giải pháp hạn chế thiệt hại nuôi nghêu

Giải pháp hạn chế thiệt hại nuôi nghêu
Tác giả: Thành Công
Ngày đăng: 14/01/2017

Ngày 13/12/2016, Chi cục Thủy sản Tiền Giang ban hành thông báo khuyến cáo nuôi nghêu khu vực ven biển tỉnh trước tình hình thời tiết, khí hậu trong năm 2017 tiếp tục có những diễn biến bất lợi cho hoạt động nuôi nghêu.

Trong ảnh: Nghêu chết phải báo cơ quan chức năng để xử lý kịp thời  Ảnh: Phan Thanh   

Tình hình thời tiết, thủy văn trong những tháng đầu năm 2017 được dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, nhiệt độ chênh lệch khá lớn giữa ngày và đêm (ngày nắng nóng, lạnh về đêm), độ mặn dự báo có khả năng tăng cao, nắng nóng kéo dài… Đây là những yếu tố bất lợi, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của nghêu nuôi.

Trước tình hình trên, để hạn chế thiệt hại cho nghề nuôi nghêu khu vực ven biển tỉnh Tiền Giang, Chi cục Thủy sản tỉnh khuyến cáo người nuôi nghêu không nên thả giống vào thời điểm thời tiết không thuận lợi từ giữa tháng 12/2016 đến tháng 3/2017 âm lịch; nguyên nhân do trong khoảng thời gian này, thời tiết thay đổi bất thường ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của nghêu nuôi.

Đồng thời, để kịp thời vụ nuôi và nghêu phát triển tốt nhất, người nuôi nên thả với mật độ 150 - 200 con/m2 cỡ giống lớn 400 - 600 con/kg. Nghêu sinh trưởng và phát triển tốt khi các yếu tố môi trường nằm trong khoảng thích hợp, cụ thể như: nhiệt độ 28 - 300C; độ mặn 18 - 28‰; pH 6 - 7; ôxy hòa tan 4 - 6 mg/l.

Bên cạnh đó, người nuôi cần thường xuyên theo dõi tốc độ sinh trưởng, phát triển của nghêu, kiểm tra hệ thống lưới chắn để hạn chế nghêu nuôi bị thất thoát, kịp thời di chuyển, san thưa nghêu khi mật độ dày di dời ra vùng sâu hơn, giảm mật độ ở các bãi cao, san thưa hoặc di dời nghêu giống xuống các bãi triều thấp.

Trong khoảng thời gian từ tháng 8 - 10 âm lịch hàng năm, thường có nước phù sa từ đầu nguồn sông Tiền đổ về và làm lắng đọng một lớp bùn đáy, ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi, nên người nuôi cần thường xuyên kiểm tra mức độ bùn đáy; nếu lớp bùn phù sa dày hơn 5 cm cần tiến hành di chuyển nghêu đến bãi bằng phẳng, ít bùn để nghêu sinh trưởng và phát triển tốt hơn.

Thường xuyên theo dõi kết quả quan trắc môi trường, mầm bệnh vùng nuôi nghêu của Chi cục Thủy sản, Chi cục Chăn nuôi và Thú y nhằm phát hiện sớm những biến động bất thường của các chỉ tiêu môi trường và mầm bệnh để kịp thời có giải pháp hạn chế thiệt hại.

Ngoài ra, người nuôi cần có biện pháp khai thông các vùng nước đọng trên bãi nuôi để tránh hiện tượng đọng nước cục bộ gây tăng cao nhiệt độ vào buổi trưa, khiến chết nghêu. Nếu phát hiện nghêu chết lập tức thu gom thành khu vực riêng để tránh lây lan sang nghêu còn sống. Khi nghêu có dấu hiệu bất thường hoặc chết phải báo ngay cho chức năng để có biện pháp hỗ trợ xử lý để tránh lây lan sang các vùng nuôi lân cận.


Có thể bạn quan tâm

Giải pháp quản lý chất thải ao nuôi thủy sản Giải pháp quản lý chất thải ao nuôi thủy sản

Xử lý chất thải trong ao là công việc luôn được quan tâm hàng đầu của người nuôi, nhằm đảm bảo cho ao nuôi được đảm bảo chất lượng và giúp vật nuôi phát triển

13/01/2017
Sẽ có tôm sú giống chất lượng cao từ Hawaii đầu năm 2017 Sẽ có tôm sú giống chất lượng cao từ Hawaii đầu năm 2017

Thủy sản Nam Miền Trung kết hợp với các đối tác hàng đầu trên Thế giới để tập trung sản xuất giống tôm Sú với nguồn tôm bố mẹ từ Hawaii

14/01/2017
Cẩn trọng giao dịch thương mại quốc tế Cẩn trọng giao dịch thương mại quốc tế

Đây là cảnh báo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) trước tình trạng một số doanh nghiệp thủy sản Việt Nam

14/01/2017