Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Giải pháp chống hạn của Thái Lan

Giải pháp chống hạn của Thái Lan
Tác giả: Hương Lan (Theo BangkokPost)
Ngày đăng: 11/06/2020

Chính phủ Thái Lan yêu cầu chính quyền địa phương chuẩn bị nước ngầm để nông dân và người dân sử dụng lâu dài như một cách để vượt qua hạn hán.

Công nhân Thái Lan thu dẹp lục bình bằng một chiếc thuyền được chuyển đổi ở quận Khlong Luang, Pathum Thani. Ảnh: Bangkok Post.

Trung tướng Kongcheep Tantravanich, phát ngôn viên của Phó Thủ tướng Prawit Wongsuwon, cho biết trong một tuyên bố.

Lệnh của chính phủ đã được đưa ra trong chuyến tham quan các vùng bị hạn hán ở Loei do Tướng Prawit dẫn đầu, đi cùng với Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Varawut Silpa-archa hôm 10/6. Chuyến tham quan nhằm đánh giá mức độ hạn hán và giám sát các nỗ lực của cộng đồng địa phương để đối phó với tình trạng thiếu nước.

Tại tambon Na Pong ở huyện Muang, Tướng Prawit và Bộ trưởng Varawut đã đến thăm bốn địa điểm trong dự án xây dựng các giếng phun nước để tạo ra nguồn cung cấp nước ngầm được lọc liên tục phục vụ nhu cầu tiêu dùng. Các giếng phun nước cũng được đào để cung cấp nguồn nước cho các trang trại lớn ở tambon Nam Suay, theo Trung tướng Kongcheep.

Các dự án nước ngầm cho các trang trại lớn do Bộ Tài nguyên Nước ngầm (DWR) khởi xướng và họ đã chứng minh là giúp giảm bớt tác động của hạn hán trên 6 tỉnh của Thái Lan bao gồm Loei.

Những tỉnh khác là Kanchanaburi, Lamphun, Phetchabun, Yasothon và Sa Kaeo, nơi sở hữu những vùng đất rộng lớn đang phải vật lộn trước tình trạng thiếu nước ngày càng tồi tệ trong vài tháng qua.

Ngoài ra, nông dân được khuyến khích trồng các loại cây trồng chịu hạn được bán với giá cao, người phát ngôn nói.

Tướng Prawit đã hướng dẫn chính quyền địa phương đưa ra một hệ thống thu gom và lưu trữ nước mưa toàn diện trong mùa mưa để sử dụng vào mùa hè.

Tháng trước, Giám đốc DWR Bhadol Thavornkitcharat cho biết Bộ năm ngoái đã tiến hành một nghiên cứu tại Nong Khai và Mukdahan, nơi các mẫu nước mưa được thu thập và thử nghiệm trong phòng thí nghiệm.

Ông cho biết kết quả cho thấy nước mưa thu được từ khu vực này là an toàn, nhưng vẫn chứa lượng hóa chất và vi khuẩn tối thiểu


Có thể bạn quan tâm

Hồ tiêu Tây Nguyên phải chăng đã hết thời hoàng kim? Hồ tiêu Tây Nguyên phải chăng đã hết thời hoàng kim?

Rất nhiều hộ nông dân ở Tây Nguyên phải hứng chịu “quả đắng” vì cây hồ tiêu chết hàng loạt. Tiêu chết cũng như giá hồ tiêu sụt giảm mạnh

07/03/2017
Bệnh cúm A/H7N9 nguy hiểm như thế nào? Bệnh cúm A/H7N9 nguy hiểm như thế nào?

Mới đây, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã thông tin chính thức về một số thay đổi độc lực của virus cúm A/H7N9 ở gia cầm ở Trung Quốc.

08/03/2017
TP. Hồ Chí Minh: Lần đầu tiên hỗ trợ một hợp tác xã tới 500 triệu đồng TP. Hồ Chí Minh: Lần đầu tiên hỗ trợ một hợp tác xã tới 500 triệu đồng

Hội ND TP.HCM quyết định tăng hỗ trợ vốn từ 30 lên 50 triệu đồng với hộ gia đình và 500 triệu đồng với hợp tác xã (HTX) đã làm dịu “cơn khát vốn” với nông dân

08/03/2017
Nông dân “biến” nông nghiệp thành du lịch ruộng đồng Nông dân “biến” nông nghiệp thành du lịch ruộng đồng

Trong bối cảnh diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, thành phố Huế tích cực vận động nông dân làm du lịch cộng đồng gắn với sản xuất sạch, an toàn

08/03/2017
Giá gà giảm sâu, người nuôi “ngắc ngoải” Giá gà giảm sâu, người nuôi “ngắc ngoải”

Giá gà công nghiệp tại khu vực Đông Nam Bộ liên tục giảm sâu, từ 30.000 đồng/kg xuống chỉ còn 16.000-20.000 đồng/kg. Nhiều hộ nuôi gà sẽ lâm vào cảnh trắng tay

08/03/2017