Giải pháp cho phát triển bền vững
Sự lựa chọn chuẩn mực
Gần 2 thập kỷ qua, ngành thủy sản nước ta đã không ngừng phát triển về quy mô diện tích, sản lượng, đóng góp quan trọng cho GDP của đất nước. Bên cạnh sự phát triển đó, chúng ta hằng ngày phải đối mặt nạn ô nhiễm nguồn nước do hàng triệu tấn chất thải và hóa chất, gây tác động xấu đến môi trường sinh thái, tạo điều kiện cho dịch bệnh bùng phát gây thiệt hại lớn cho nghề nuôi.
Vấn đề sử dụng hóa chất, kháng sinh bừa bãi đã gây tồn dư trong tôm cá nuôi, mất an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng và cản trở xuất khẩu. Cùng đó, chất lượng con giống chưa được kiểm soát chặt, việc lai tạo tràn lan đã làm suy giảm chất lượng giống, gây tỷ lệ hao hụt lớn trong quá trình nuôi.
Làm thế nào tạo được con giống chất lượng cao, hạn chế được ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, đảm bảo sản phẩm sạch phục vụ xuất khẩu. Nhiều hội thảo được tổ chức nhằm tìm ra giải pháp hữu hiệu nhất. Cuối cùng các nhà nghiên cứu, quản lý, doanh nghiệp và người nuôi đều xác định CNSH là lựa chọn tốt nhất để giải quyết các vấn đề trên.
Ông Lê Anh Xuân, Giám đốc Công ty TNHH SX & TMTrúc Anh, cho rằng: Sử dụng CNSH trong nuôi trồng thủy sản là rất cần thiế, bởi nó giữ được cân bằng hệ vi sinh vật trong nước, giảm ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, sản phẩm sẽ không tồn dư hóa chất. Đồng thời hướng đến các sản phẩm sinh học tự nhiên nhằm khống chế sinh vật có hại và phát triển sinh vật có lợi, tạo ra môi trường sống tự nhiên, an toàn cho vật nuôi và người tiêu dùng.
Hướng đi an toàn và bền vững
Xác định được tầm quan trọng CNSH đối với ngành thủy sản, năm 2008, Bộ NN&PTNN phê duyệt “Đề án phát triển và ứng dụng CNSH trong lĩnh vực thủy sản đến năm 2020” với kinh phí hơn 45 tỷ đồng. Trong đó, đáng kể nhất là kết quả gia hóa và sản xuất tôm he chân trắng bố mẹ sạch bệnh tại Việt Nam; chọn giống và chuyển giao cho các trại giống ở ĐBSCL hơn 1 vạn con cá tra hậu bị làm cá bố mẹ.
Nghiên cứu sản xuất 5 chế phẩm sinh học xử lý ô nhiễm nước và bùn đáy ao nuôi tôm, cá tại ĐBSCL. Hướng tới giảm sử dụng hóa chất, kháng sinh trong nuôi và sản xuất giống thủy sản, nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng cao và an toàn.
Xét về tổng thể, việc triển khai các ứng dụng CNSH trong nuôi trồng thủy sản ở nước ta còn chậm. Sự tham gia của các địa phương, doanh nghiệp chưa nhiều, việc chuyển giao và tiếp nhận công nghệ tiên tiến còn ít. Nhiều nghiên cứu CNSH thủy sản mới dừng ở sản xuất thử nghiệm.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Hảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II cho biết, hiện nay lực lượng nghiên cứu khoa học CNSH thủy sản còn mỏng nên chưa tạo ra và triển khai được các chương trình đem lại hiệu quả cao. Do đó, cần tiếp cận nhanh thành tựu khoa học CNSH thủy sản tiên tiến, đào tạo nguồn nhân lực ở nhiều cấp độ, từ kỹ thuật viên, cán bộ nghiên cứu hay nhà khoa học lớn, để nhanh chóng ứng dụng vào sản xuất, giúp người nuôi từng bước tháo gỡ khó khăn, vươn lên làm giàu.
Tags: giai phap phat trien ben vung, phat trien thuy san, nuoi trong thuy san
Có thể bạn quan tâm
Trong nuôi tôm, tùy theo phương thức sản xuất khác nhau mà thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo chiếm vị trí khác nhau. Trong hình thức nuôi quảng canh, thức ăn tự nhiên là quan trọng, nhưng khi nuôi tôm với hình thức bán thâm canh hoặc thâm canh thì thức ăn nhân tạo thay thế dần cho thức ăn tự nhiên.
Mexico có điều kiện thời tiết khắc nghiệt, nhiệt độ biến động cao, tôm thường bị thiệt hại do dịch bệnh EMS. Để giảm thiệt hại do tôm chết sớm, người nuôi kéo dài thời gian ương, thả nuôi tôm kích thước lớn.
Trong điều kiện nuôi thương phẩm với mật độ cao, quản lý ao, bể nuôi không tốt, lươn dễ mắc một số bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và tỷ lệ sống. Cần có biện pháp phòng và trị bệnh kịp thời để hạn chế những thiệt hại do bệnh gây ra.
Mới đây, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I đã đưa công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá song chuột áp dụng cho các cơ sở sản xuất giống và nuôi cá biển trên phạm vi toàn quốc.
Mấy năm nay nuôi cá bỗng ở một số tỉnh miền núi cho hiệu quả kinh tế cao, phù hợp quy mô hộ gia đình, góp phần xóa đói giảm nghèo.