Giá phân bón sẽ tiếp tục tăng tới 40% trong quý II/2022
Hiện Nga sản xuất phân bón chiếm khoảng 30% tổng nguồn cung phân bón trên toàn thế giới. Đặc biệt, Nga cung cấp đến 70% nguyên liệu đầu vào để sản xuất phân bón tại châu Âu. Vì vậy, tác động từ xung đột Nga - Ukraine đang khiến giá phân bón thế giới biến động mạnh.
Mặt khác, các lệnh hạn chế, cấm xuất khẩu một số mặt hàng phân bón chủ lực của Nga và Trung Quốc vẫn chưa có dấu hiệu được dỡ bỏ, khiến nguồn cung phân bón đặc biệt là Kali và DAP sẽ giảm nghiêm trọng trong thời gian tới. Thời điểm này, những nhà cung cấp ở Trung Đông đã hủy bỏ các bản chào giá phân Urea mức 540 - 560 USD/tấn để chờ tăng giá.
Các doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam cho biết, hiện mới chỉ nhận được hàng thành công với 3 tàu chở phân bón trong thời gian từ tháng 2/2022 đến nay, hiện còn khoảng 30.000 - 40.000 tấn phân bón mà các doanh nghiệp nước ta đã ký hợp đồng đặt hàng từ Trung Đông, nhưng đã bị đối tác hủy giao dịch. Trong khi đó, các nhà cung cấp phân bón ở khu vực Đông Nam Á đã hết hàng cho đến giữa tháng 4/2022.
Các chuyên gia thị trường thế giới dự báo trong ngắn hạn, giá Urea sẽ sớm lên mức 950 USD/tấn trong tháng 4/2022, thậm chí có thể lên đến 1.000 USD/tấn nếu giá dầu vượt qua 150 USD/thùng và Urea sẽ lên 1.500 USD/ tấn nếu giá dầu chạm mốc 200 USD/thùng.
Đối với phân bón Kali, Belarus và Nga là 2 nhà cung cấp lớn nhất thế giới, chiếm đến 40% nguồn cung toàn cầu. Với bức tranh toàn cảnh hiện nay, giá Kali sẽ tăng giá phi mã trong thời gian sắp tới./.
Có thể bạn quan tâm
Sau 3 năm đưa vào trồng thử nghiệm, cây nho hạ đen cho thấy tiềm năng to lớn, được nhiều nông hộ tại huyện Đan Phượng quan tâm, phát triển.
Đầu tháng 04/2022, Trạm Khuyến nông thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang phối hợp Công ty cổ phần phân bón Bình Điền
Theo Chi cục Trồng trọt và BVTV Nghệ An, toàn tỉnh đã có trên 5.000 ha lúa vụ xuân bị nhiễm bệnh đạo ôn lá.