Giá ngũ cốc ngày 25/3/2022: Đậu tương, ngô, lúa mì tăng
Giá đậu tương Chicago kỳ hạn tăng vào thứ Sáu(25/3), do các nhà giao dịch kỳ vọng nhu cầu cao hơn đối với nguồn cung của Mỹ sau khi hạn hán hạn chế sản xuất ở Nam Mỹ. Giá lúa mì kết thúc tuần tăng sau hai tuần giảm giá, giá ngô tăng nhẹ.
Trên Sàn giao dịch Thương mại Chicago giá đậu tương tăng 0,2% lên mức 17,04 USD/bushel. Tính chung cả tuần giá đậu tương đã tăng 2,2%. Giá lúa mì đang trên đà tăng gần 3% trong khi ngô tăng 1%.
Thời tiết khô hạn ở một số vùng thuộc Brazil và Argentina đang hạn chế sản xuất ngũ cốc và hạt có dầu, thúc đẩy hy vọng về nhu cầu cao hơn đối với các lô hàng của Mỹ.
Xung đột Nga - Ukraine và các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga đã làm gián đoạn nguồn cung từ khu vực Biển Đen và giá ngũ cốc có thể tăng cao hơn nữa. Sự gián đoạn vận chuyển, chi phí thu mua tăng vọt và những lo ngại về triển vọng của một mùa vụ mới ở Ukraine đã khiến thị trường ngũ cốc toàn cầu đang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất kể từ những năm 1970.
Ai Cập đang đàm phán với Argentina, Ấn Độ, Pháp và Mỹ để nhập khẩu lúa mì trong tương lai, tuy nhiên họ sẽ không vội mua vào thời điểm hiện tại, Bộ trưởng nước này cho biết.
Sàn giao dịch ngũ cốc Buenos Aires của Argentina hôm thứ Tư (23/3) đã cắt giảm ước tính vụ ngô 2021/22 xuống 49 triệu tấn từ 51 triệu tấn do thiếu lượng mưa ảnh hưởng đến vụ mùa.
Argentina là nước xuất khẩu ngô lớn thứ hai thế giới, nhà cung cấp hàng đầu về su su và bột đậu tương, đồng thời là nhà cung cấp lúa mì và dầu hướng dương lớn trên toàn cầu.
Thị trường nông sản tập trung vào xung đột Nga-Ukraine, vốn đã làm giảm nguồn cung từ khu vực Biển Đen. Hơn thế nữa, giá ngũ cốc thế giới, vốn đã leo thang kể từ nửa cuối năm 2020, đạt mức cao nhất mọi thời đại vào tháng 2/2022 do nhu cầu cao, chi phí nông nghiệp và vận tải tăng, cũng như gián đoạn hoạt động của các cảng.
Những ảnh hưởng bởi tình hình hiện tại ở Ukraine cũng được phản ánh qua Chỉ số giá ngũ cốc của FAO trong tháng 2/2022, chỉ số này tăng 3% so với tháng trước.
Trong số các loại ngũ cốc thô tăng giá nhiều nhất, giá ngô quốc tế tăng 5,1% do tiếp tục lo ngại về tình hình cây trồng ở Nam Mỹ, sự không chắc chắn về xuất khẩu ngô từ Ukraine và giá xuất khẩu lúa mì tăng. Giá lúa mì thế giới tăng 2,1%, phần lớn phản ánh sự không chắc chắn về lưu thông nguồn cung ứng toàn cầu tại các cảng ở khu vực Biển Đen.
Theo số liệu của Tổ chức Lương thực và nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO), "Nga là nước xuất khẩu lúa mì lớn nhất và Ukraine là nước xuất khẩu lúa mì lớn thứ năm thế giới. Họ cung cấp 19% lượng lúa mạch, 14% lượng lúa mì và 4% lượng ngô của thế giới, chiếm hơn 1/3 lượng ngũ cốc xuất khẩu toàn cầu".
Goldman Sachs cũng nâng dự báo về giá ngô, đậu tương và lúa mì. Giá ngô có thể đạt 7,75 USD/bushel (25,4 kg/bushel ngô) vào mùa hè, giá đậu tương có thể đạt 17,5 USD/bushel (27,2 kg/bushel đậu tương) và lúa mì có thể đạt 12,50 USD/bushel.
Có thể bạn quan tâm
2 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam sang thị trường này đạt 8,22 nghìn tấn, trị giá 15,31 triệu USD
Giá gạo NL IR 504 ở mức 8.000- 8.100 đồng/kg; gạo TP IR 504 ở mức 8.800-8.850 đồng/kg. Giá tấm IR 504 8.100 đồng/kg; giá cám khô 8.100 đồng/kg.
Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ và Thái Lan tuần này giảm do đồng nội tệ yếu đi, trong khi các thương nhân không vội giao dịch gạo lúc này để chờ đợi vụ lúa