Giá lúa mì Nga tăng do nhu cầu cao
Giá xuất khẩu lúa mì Nga trong tuần tính đến ngày 11/10/2019 tăng, do nhu cầu tăng mạnh và giá lúa mì thị trường Chicago vượt xa triển vọng năng suất cây trồng được cải thiện trong năm nay.
Khách hàng mua ngũ cốc GASC Ai Cập đã mua 180.000 tấn lúa mì Nga và 115.000 tấn lúa mì Ukraine trong 1 đợt đấu thầu vào tuần trước. Ai Cập thường là khách mua lúa mì Nga lớn nhất.
Giá lúa mì Nga khu vực Biển Đen loại 12,5% protein và tăng 4,5 USD lên 199 USD/tấn FOB, công ty tư vấn nông nghiệp IKAR cho biết.
SovEcon, công ty tư vấn nông nghiệp có trụ sở tại Moscow cho biết giá lúa mì tăng 3 USD lên 197,5 USD/tấn. Giá lúa mạch không thay đổi ở mức 179 USD/tấn.
IKAR nâng dự báo sản lượng lúa mì Nga trong năm nay thêm 200.000 tấn lên 75,6 triệu tấn.
Bộ Nông nghiệp Nga nâng dự báo sản lượng ngũ cốc của nước này thêm 2 triệu tấn lên 120 triệu tấn, bao gồm 78 triệu tấn lúa mì.
Nga đã xuất khẩu 14,7 triệu tấn ngũ cốc kể từ đầu niên vụ 2019/20, giảm 12% so với cùng kỳ niên vụ trước, SovEcon cho biết. Con số này bao gồm 12,9 triệu tấn lúa mì.
Giá lúa mì loại 3 tại khu vực châu Âu của Nga tăng 200 RUB lên 10.525 RUB/tấn. Giá xuất xưởng không bao gồm chi phí giao hàng.
Nga đã gieo trồng 87% tương đương 15,2 triệu ha diện tích ngũ cốc vụ đông trong niên vụ tới.
Tiến độ gieo trồng khu vực phía nam Nga chậm lại so với cùng kỳ năm trước xuống 700.000 ha so với 900.000 ha, do điều kiện thời tiết vụ đông gần với mức trung bình nhiều năm, SovEcon cho biết.
Giá hạt hướng dương giảm 1.525 RUB xuống 16.575 RUB/tấn, trong khi giá dầu hướng dương thị trường nội địa giảm 1.325 RUB xuống 43.000 RUB/tấn, SovEcon cho biết. Giá dầu hướng dương giao tháng 10/2019 giảm 5 USD xuống 675 USD/tấn FOB.
IKAR cho biết, chỉ số giá đường trắng từ khu vực phía nam Nga giảm 8,8 USD xuống 324,4 USD/tấn.
Có thể bạn quan tâm
Giao dịch cà phê tại Việt Nam trầm lắng trong tuần này do dự trữ ở mức thấp, giá giảm bởi nhu cầu yếu trước vụ thu hoạch mới.
Thị trường rau quả trên thế giới tuần qua chứng kiến giá hành tây trên thế tăng mạnh vì Ấn Độ, nước xuất khẩu hành lớn nhất thế giới đã cấm xuất khẩu mặt hàng
Sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGAP xoài Đồng Tháp đáp ứng được yêu cầu khắt khe của thị trường xuất khẩu nên đầu ra ổn định.