Giá lúa mì Nga duy trì vững do nguồn cung suy giảm
Nguồn cung thị trường nội địa thiếu hụt, đẩy giá xuất khẩu lúa mì Nga tăng trong tuần kết thúc ngày 8/3/2019.
Giá lúa mì Nga khu vực Biển Đen chiếm 12,5% protein, giao hàng vào cuối tháng 3 và đầu tháng 4/2019 ở mức 226 USD/tấn FOB tuần kết thúc ngày 8/3/2019.
Người đứng đầu IKAR, Dmitry Rylko cho biết, doanh số bán gần như chững lại, ngay cả khi giá lúa mì ở mức 226 USD/tấn, thêm vào đó là những người nông dân không sẵn sàng bán ra trước vụ thuh oạch lúa mì giá rẻ, trong khi các nhà nhập khẩu không muốn mua lúa mì giá cao, trong bối cảnh giá toàn cầu giảm mạnh.
SovEcon, công ty tư vấn có trụ sở tại Moscow cho biết, giá lúa mì ở mức 225,5 USD/tấn FOB.
Số liệu Refinitiv cho biết, giá lúa mì ở mức 224 USD/tấn, FOB.
Nga đã xuất khẩu 34,8 triệu tấn ngũ cốc bắt đầu niên vụ từ ngày 1/7 đến 7/3, ngang bằng với cùng kỳ năm ngoái. Con số này bao gồm 29,3 triệu tấn lúa mì, tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá lúa mì loại 3 thị trường nội địa giảm 75 RUB xuống 12.000 RUB (182 USD)/tấn tuần kết thúc ngày 8/3/2019 tại khu vực châu Âu của Nga, giá xuất xưởng, SovEcon cho biết. Nguồn cung xuất xưởng không bao gồm chi phí giao hàng.
Giá hạt hướng dương giảm 225 RUB xuống 19.600 RUB/tấn, SovEcon cho biết. Giá dầu hướng dương thị trường nội địa giảm 150 RUB xuống 43.350 RUB/tấn, trong khi giá xuất khẩu duy trì vững ở mức 650 USD/tấn.
IKAR cho biết, chỉ số giá đường trắng khu vực phía nam Nga ở mức 520,96 USD/tấn trong tuần kết thúc ngày 8/3/2019, giảm so với 526,64 USD/tấn tuần trước đó.
1 USD = 66,0400 RUB
Có thể bạn quan tâm
Cùng với khoai lang Nhật tại Gia Lai tồn đến hàng trăm ha do "bí" đầu ra, thì trái su su ở Nghệ An giá giảm mạnh.
Nông dân trồng cà phê tại Việt Nam đang vật lộn để đảm bảo đủ nước cho cây trong mùa khô, trong khi giao dịch đã bắt đầu phục hồi tại Indonesia
Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ và Việt Nam tuần này đều tăng nhờ nhu cầu mạnh lên, trong khi gạo Thái Lan giảm bởi nguồn cung mới được bổ sung