Giá lúa mì Nga duy trì ổn định
Giá xuất khẩu lúa mì Nga trong tuần đến 20/3/2020 duy trì ổn định sau 7 tuần giảm liên tiếp, trong khi giá đồng RUB thị trường nội địa tiếp tục tăng do lo ngại về các hạn chế xuất khẩu tiềm năng.
Giá lúa mì Nga loại 12,5% protein tại khu vực Biển Đen không thay đổi ở mức 207 USD/tấn FOB, công ty tư vấn SovEcon và IKAR có trụ sở tại Moscow cho biết.
Giá lúa mạch giảm 4 USD xuống 177 USD/tấn, SovEcon cho biết.
Xuất khẩu ngũ cốc từ Nga – nước xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới – tăng trong 2 tuần qua do đồng RUB giảm mạnh so với đồng USD, trong bối cảnh virus corona lây lan mạnh và giá dầu suy yếu.
Chính phủ Nga yêu cầu Bộ Nông nghiệp và các quan chức khác chuẩn bị các đề xuất về việc xuất khẩu bất kỳ thực phẩm, sản phẩm thiết yếu hoặc dược phẩm nào nên được hạn chế. Các đề xuất đưa trước ngày 25/3/2020 và sau đó được cập nhật hàng tuần.
Tuần trước, Bộ Nông nghiệp cho biết có đủ dự trữ nông sản và thực phẩm bao gồm ngũ cốc tại Nga và không có sự thiếu hụt nào được dự kiến trước khi vụ mùa mới bắt đầu vào mùa hè.
SovEcon cho biết, không có dự đoán về khả năng hạn chế đặc biệt sau khi đồng RUB suy yếu.
Tuy nhiên, nguy cơ hạn chế từ quan điểm của SovEcon gia tăng sau khi đồng RUB thị trường nội địa tăng mạnh trong tuần trước đó do một số nông dân từ chối các hợp đồng đã thỏa thuận trước đó.
Song không giống như các trường hợp trước đó, nhiều chủ sở hữu ngũ cốc sẵn sàng bán với giá tương đối hợp lý, khi họ cần tiền thanh toán cho việc gieo trồng ngũ cốc vụ xuân và khi vụ thu hoạch mới bắt đầu vào mùa hè.
Có thể bạn quan tâm
Giá cà phê Việt Nam tuần này giảm do gia tăng lo ngại về virus corona, trong khi giao dịch ở Indonesia cũng diễn ra chậm chạp bởi các thương gia chờ đợi nguồn
Thủ tướng yêu cầu giảm giá thịt heo; Tăng nhập khẩu để kiểm soát giá thịt lợn; Ngành nông nghiệp chuẩn bị cho nhu cầu lương thực, thực phẩm sau dịch COVID-19
Thị trường rau quả trong nước biến động khá thất thường. Việt Nam cũng đang tìm đầu ra cho các sản phẩm của mình để vươn ra thị trường thế giới.