Giá lợn hơi tuần đến 21/6/2020 liên tục giảm
Theo vietnambiz, giá lợn hơi trong tuần tiếp tục giảm tại hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước. Tuần này, lợn Thái Lan tuy đã về Việt Nam nhưng số lượng ít.
Tại miền Bắc giảm nhẹ ở khắp các tỉnh, thành
Tại khu vực miền Bắc, giá thu mua lợn hơi giảm 1.000 - 4.000 đồng/kg so với cuối tuần trước. Cùng giảm ở mức 3.000 đồng/kg, lợn hơi tại Bắc Giang, Hà Nam có giá thu mua là 90.000 đồng/kg, trong khi ở Yên Bái là 89.000 đồng/kg. Tương tự, tại Hưng Yên và Thái Nguyên 90.000 đồng/kg, Tuyên Quang 89.000 đồng/kg, giảm 2.000 đồng/kg so với tuần trước.
Hà Nội có giá thấp nhất trong khu vực, chỉ đạt 88.000 đồng/kg. Giá lợn hơi hôm nay tại miền Bắc dao động trong khoảng 88.000 - 93.000 đồng/kg.
Tại miền Trung, Tây Nguyên đồng loạt giảm
Tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên, giá thu mua lợn hơi dao động quanh mốc 83.000 - 86.000 đồng/kg. So với tuần trước, giảm 1.000 - 8.000 đồng/kg tại tất cả các tỉnh, thành. Cụ thể, lợn hơi được thu mua với mức cao nhất 89.000 đồng/kg tại Khánh Hòa, giảm 4.000 đồng/kg; Thanh Hóa, Lâm Đồng, Nghệ An và Hà Tĩnh đồng vị trí thứ hai, giá tại các tỉnh này giảm 3.000 - 4.000 đồng/kg, về mức 86.000 đồng/kg; riêng tại Bình Thuận, giá giảm sâu 8.000 đồng/kg xuống 82.000 đồng/kg, thấp nhất trong khu vực. Giá lợn hơi hôm nay tại miền Trung, Tây Nguyên được thương lái thu mua trong khoảng 82.000 - 89.000 đồng/kg.
Tại Miền Nam giảm mạnh
Giá lợn hơi miền Nam tiếp tục giảm với mức giảm trung bình 4.000 - 5.000 đồng/kg ở hầu khắp các tỉnh, thành, đây cũng là khu vực có mức giá thu mua giảm sâu nhất trong tuần qua; cùng giảm 6.000 đồng/kg, giá tại An Giang và Đồng Tháp là 86.000 đồng/kg, trong khi ở Tiền Giang là 85.000 đồng/kg. Các địa phương còn lại cũng giảm 4.000 - 5.000 đồng/kg, xuống dưới mốc 90.000 đồng/kg như Bình Phước, Tây Ninh, Vũng Tàu và Hậu Giang. Sau một tuần đầy biến động, Cà Mau vẫn giữ nguyên mức giá thu mua ở mốc 86.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi hôm nay tại miền Nam được giao dịch trong khoảng 85.000 - 88.000 đồng/kg. Tại chợ đầu mối Hóc Môn, lượng lợn về chợ trong ngày 20/6 là 3.500 con, tuy nhiên tình hình buôn bán cũng không mấy khả quan.
Thông tin từ moitruongvadothi.vn, động thái nhập khẩu lợn sống của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có tác động tức thời và theo nhiều chuyên gia đây sẽ là tín hiệu tích cực không chỉ đáp ứng nguồn cung trong nước mà còn giảm nhiệt thời gian tới trên thị trường.
Ông Nguyễn Xuân Dương, quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho rằng, giải pháp bền vững thời gian tới là phải tập trung tái đàn đối với những địa phương có tỷ lệ tái đàn thấp.
Theo ông Dương, các địa phương cần hỗ trợ những khu vực chăn nuôi nông hộ, trang trại vừa và nhỏ tái đàn họ đang gặp khó khăn so với những doanh nghiệp lớn ở những khâu như: con giống và nguồn tín dụng ngân hàng và điều kiện chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học rất cần ủng hộ hay chỉ đạo tạo điều kiện tập trung giải quyết những vướng mắc này.
Đáp ứng nguồn cung thịt lợn trong nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không chỉ cho phép nhập lợn sống về để giết mổ mà còn cho nhập lợn bố mẹ về để nhân giống chăn nuôi tiếp. Số lợn này được cách ly 14 ngày, sau đó có thể đưa đi phân phối con giống cho các trang trại hoặc hộ chăn nuôi có nhu cầu góp phần giảm áp lực về lợn giống thời gian qua.
Đây là một trong những giải pháp căn cơ để hỗ trợ nông dân đẩy nhanh tái đàn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, trong số những giải pháp đồng bộ mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang triển khai như: nhập khẩu thịt lợn; nhập khẩu lợn giống bố mẹ… việc nhập khẩu lợn sống để giết mổ làm thực phẩm sẽ góp phần hiện thực hóa việc bình ổn giá thịt lợn trong nước.
Có thể bạn quan tâm
Thị trường nguyên liệu thức ăn chăn nuôi thế giới 18/06/2020: Giá lúa mì chạm mức thấp nhất 8 tháng
Theo số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu trong tháng 5/2020 đạt 328 triệu USD, tăng 8,56% so với tháng trước đó
Thị trường nguyên liệu thức ăn chăn nuôi thế giới 19/06/2020: Giá lúa mì thấp nhất gần 8 tháng