Trang chủ / Thống kê / Thống kê nông sản

Giá gạo xuất khẩu cao cao nhất 2 tháng qua

Giá gạo xuất khẩu cao cao nhất 2 tháng qua
Tác giả: Thanh Nguyễn
Ngày đăng: 05/10/2021

Giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam đã tăng trong tuần cuối tháng 9/2021, từ mức 423 - 427 USD/tấn ngày 24/9/2021 lên mức 428 - 432 USD/tấn, mức cao nhất trong 2 tháng qua. Trong khi đó, giá gạo 5% của Thái Lan chỉ ở mức 383 - 387 USD/tấn và Ấn Độ là 368 - 372 USD/tấn.

Theo tổng hợp của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, trong 15 ngày đầu tháng 9/2021, xuất khẩu gạo đạt 247.420 tấn, trị giá 121,644 triệu USD, tăng 22,18% về số lượng và tăng 20,31% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Lũy kế 9 tháng năm 2021, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 4,227 triệu tấn, trị giá 2,259 tỷ USD, so với cùng kỳ năm trước về số lượng giảm 12,05% và về trị giá giảm 4,49%. Trong tháng 9/2021, có 18 tàu vào các cảng xếp hàng với số lượng 158.300 tấn gạo các loại.

Đáng chú ý là, giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam đã tăng trong tuần cuối tháng 9/2021, từ mức 423 - 427 USD/tấn ngày 24/9/2021 lên mức 428 - 432 USD/tấn, mức cao nhất trong 2 tháng qua. Trong khi đó, giá gạo 5% của Thái Lan chỉ ở mức 383 - 387 USD/tấn và Ấn Độ là 368 - 372 USD/tấn.

Tuy nhiên, xuất khẩu gạo của Việt Nam, Thái Lan đang vấp phải sự cạnh tranh gay gắt từ Ấn Độ.

Hiệp hội Lương thực Việt Nam nhận định, dù giá chào mặt hàng gạo đồ và gạo tấm trắng của Ấn Độ kết thúc tuần cuối tháng 9/2021 tăng nhẹ và giá chào từ các nguồn cung khác trong khu vực thời gian qua giảm mạnh nhưng Ấn Độ hiện vẫn là nguồn cung cạnh tranh nhất trên thị trường thương mại gạo thế giới.

Báo cáo Thương mại nông nghiệp quốc tế của Cơ quan Nông nghiệp Nước ngoài thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) nhận định, xuất khẩu gạo của Ấn Độ năm 2021 sẽ tăng lên mức cao kỷ lục chưa từng thấy trong vòng vài năm qua.

Ấn Độ đã trở lại là một nhà xuất khẩu lớn do sự gián đoạn đáng kể sản xuất và thương mại ở những nhà xuất khẩu lớn khác.

Năm 2021, Ấn Độ dự kiến xuất khẩu 17,7 triệu tấn gạo, cao hơn 86% so với năm 2020. Tuy nhiên, năm 2022, dự báo xuất khẩu gạo của Ấn Độ sẽ giảm so với năm 2021 do cước phí vận chuyển cao, cung gạo thế giới trở nên vượt cầu.

Thủ tướng ban hành chỉ thị để phục hồi sản xuất tại các khu vực sản xuất công nghiệp

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký ban hành Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 3/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phục hồi sản xuất tại các khu vực sản xuất công nghiệp trong bối cảnh phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Chỉ thị nêu rõ, dịch Covid-19 bùng phát đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, sức khỏe, tính mạng của nhân dân. Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị quyết, Chỉ thị, Kết luận chỉ đạo về phòng, chống dịch Covid-19.

Với sự vào cuộc tích cực của toàn hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, tới nay dịch bệnh đã từng bước được kiểm soát và cơ bản được đẩy lùi. Tại Hội nghị trực tuyến với các doanh nghiệp sản xuất tại các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp và Ủy ban nhân dân 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ, cơ quan Trung ương, các doanh nghiệp đã có phản ánh và kiến nghị về các khó khăn trong sản xuất kinh doanh: nhiều chuỗi sản xuất, cung ứng hàng hóa bị đứt gãy, phải hủy nhiều đơn hàng sản xuất trong nước, thiếu hụt lao động phục vụ sản xuất...

Để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp với nguyên tắc sản xuất phải an toàn, an toàn để sản xuất, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu, các doanh nghiệp với vai trò là chủ thể của quá trình phục hồi sản xuất kinh doanh, phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để thống nhất phương án sản xuất, lưu thông hàng hóa, đi lại và ăn ở của người lao động, phương án phải bảo đảm an toàn tuyệt đối phòng, chống dịch trong tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với trách nhiệm là cơ quan trực tiếp quản lý doanh nghiệp trên địa bàn, khẩn trương thành lập Ban chỉ đạo phục hồi sản xuất, phân công nhiệm vụ cụ thể (có thể hình thành nhiều tổ công tác) để triển khai kế hoạch, thông qua phương án sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn, bảo đảm vừa duy trì sản xuất kinh doanh vừa bảo đảm an toàn phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Chủ động phối hợp với Bộ Y tế để phân bổ kịp thời vắc xin tiêm phòng cho người lao động tại các doanh nghiệp; xem xét quyết định cho mở lại một số dịch vụ cần thiết để phục vụ đời sống người lao động; phối hợp chặt chẽ trong việc quản lý và thống nhất phương án di chuyển của người lao động giữa các địa phương bảo đảm an toàn phòng, chống dịch, tạo điều kiện thuận lợi khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là tại các địa phương dịch bệnh còn diễn biến phức tạp.

Thủ tướng giao Bộ Y tế khẩn trương ban hành các quy định cụ thể về giãn cách, xét nghiệm trong quá trình tổ chức sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; quy định về điều kiện sản xuất và cách thức xử lý khi phát hiện người lao động trong khu, cụm công nghiệp nhiễm Covid-19; quy định về biện pháp cách ly người tiếp xúc gần nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Tổ chức phân bổ kịp thời vắc xin cho các địa phương để tiêm phòng cho người lao động tại các doanh nghiệp; hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận kịp thời nguồn cung cấp kit xét nghiệm để các doanh nghiệp chủ động về vật tư y tế trong kiểm soát phòng, chống dịch.

Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn các địa phương bảo đảm lưu thông hàng hóa, phục vụ tốt cho quá trình phục hồi sản xuất, kinh doanh; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm của các tập thể, cá nhân không thực hiện đúng các quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về lưu thông, vận tải hàng hóa.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thủ tục đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế.

Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Công an và các đơn vị liên quan tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho các chuyên gia, lao động nước ngoài được nhập cảnh và thực hiện cách ly theo quy định của Bộ Y tế.

Chỉ thị yêu cầu Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam rà soát, kịp thời hướng dẫn các chính sách, quy định về miễn giảm thuế, triển khai để ban hành cơ chế hỗ trợ lãi suất, tín dụng cho các doanh nghiệp theo tinh thần Nghị quyết 105/NQ-CP ngày 09/9/2021 của Chính phủ. 


Có thể bạn quan tâm

Giá lúa gạo hôm nay 1/10: Gạo nguyên liệu giảm Giá lúa gạo hôm nay 1/10: Gạo nguyên liệu giảm

Giá gạo nguyên liệu các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long hôm nay (1/10) xu hướng giảm.

02/10/2021
Thị trường cà phê tháng 9/2021: Thời tiết cực đoan đang gây áp lực lên sản lượng cà phê Thị trường cà phê tháng 9/2021: Thời tiết cực đoan đang gây áp lực lên sản lượng cà phê

Giá cà phê nhân xô tại các vùng trọng điểm Tây Nguyên kết thúc phiên cuối tháng 9/2021 chốt ở 39.100 – 40.000 đồng/kg.

04/10/2021
Giá lúa gạo hôm nay 4/10: Gạo nguyên liệu và thành phẩm tăng Giá lúa gạo hôm nay 4/10: Gạo nguyên liệu và thành phẩm tăng

Giá gạo nguyên liệu và thành phẩm xuất khẩu tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long hôm nay (4/10) tăng.

05/10/2021