Giá dầu cọ tại Malaysia có tuần giảm mạnh nhất trong 6 tuần
Giá dầu cọ tại Malaysia ngày 24/4/2020 giảm theo xu hướng giá dầu trên sàn Đại Liên giảm, và có tuần giảm mạnh nhất trong 6 tuần do giá dầu thô giảm xuống mức thấp kỷ lục, khiến dầu cọ kém hấp dẫn đối với nhiên liệu sinh học.
Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 7/2020 trên sàn Bursa Malaysia giảm 1,5% xuống 2.090 ringgit (479,36 USD)/tấn sau 2 phiên tăng liên tiếp.
Tính chung cả tuần, giá dầu cọ giảm 6,5% - tuần giảm mạnh nhất kể từ tuần kết thúc ngày 13/3/2020 (giảm 6,8%).
Giá dầu cọ trên sàn Đại Liên giảm 0,6%. Giá dầu cọ bị ảnh hưởng bởi giá dầu liên quan khi cạnh tranh thị phần trên thị trường dầu thực vật toàn cầu.
Tuy nhiên, đà suy giảm giá dầu cọ được hạn chế khi giá dầu đậu tương trên sàn Chicago tăng 0,23% và đồng ringgit giảm 0,1% so với đồng USD.
Đồng ringgit suy yếu, khiến dầu cọ giao dịch bằng đồng ringgit rẻ hơn khi mua bằng tiền tệ khác.
Giá đậu tương Mỹ tăng phiên thứ 4 liên tiếp do hoạt động mua vào của Trung Quốc khiến đậu tương có tuần tăng gần 1%.
Giá dầu tăng do một số nhà sản xuất như Kuwait nhanh chóng cắt giảm sản lượng, nhằm cố gắng ngăn chặn sự suy giảm nhu cầu nhiên liệu toàn cầu gây ra bởi đại dịch virus corona.
Thị trường chứng khoán châu Á và Mỹ giảm, được thúc đẩy bởi mối hoài nghi về tiến trình phát triển thuốc điều trị Covid-19 và bằng chứng mới về tác động đối với nền kinh tế Mỹ gây ra bởi đại dịch virus corona.
Chỉ số S&P 500 kết thúc giảm trong ngày 23/4/2020 sau báo cáo một loại thuốc kháng virus thử nghiệm cho virus corona đã thất bại trong thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên đầu tiên, làm giảm kỳ vọng tác động của đại dịch đối với thị trường lao động đã gần kết thúc.
Đồng USD có tuần tăng mạnh nhất kể từ đầu tháng 4/2020, do giá dầu thô giảm gây áp lực đối với tiền tệ hàng hóa và kéo đồng euro giảm.
Có thể bạn quan tâm
Nhu cầu trái cây tươi gia tăng trên toàn cầu, nhất là các loại giàu vitamin C như chanh, cam… do dịch Covid-19 thôi thúc người tiêu dùng tăng cường sử dụng
Gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ trong tuần qua (16-23/4/2020) có giá khoảng 374 - 379 USD/tấn, giảm so với mức 375 – 380 USD/tấn của tuần trước.
Do chịu tác động bởi tình hình khô hạn, đại diện Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam cho rằng sản lượng cà phê niên vụ 2020 - 2021 có thể giảm 15%.