Gần 1.500ha lúa mùa bị thiếu nước
Để cấp đủ nước tưới dưỡng cho lúa đảm bảo năng suất vụ mùa năm 2015, Sở Nông nghiệp và PTNT đã có công văn yêu cầu các huyện, thành, thị và Công ty TNHH Nhà nước MTV khai thác công trình thủy lợi khẩn trương chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn và các xã, phường, thị trấn thực hiện việc kiểm tra đồng ruộng để kịp thời phát hiện những diện tích lúa đã cấy bị hạn hán, thiếu nước và có các biện pháp cấp nước chống hạn kịp thời.
Yêu cầu các đơn vị quản lý thủy nông trên địa bàn vận hành tối đa hệ thống các công trình thủy lợi; tận dụng nguồn nước trong các ao, hồ đập bằng cách lắp đặt máy bơm dã chiến để có đủ nước tưới dưỡng cho toàn bộ diện tích lúa đã cấy. Tuyệt đối không để ruộng lúa đã cấy bị khô hạn ảnh hưởng đến năng suất.
Có thể bạn quan tâm
Cây dây leo rừng Amazon được sử dụng làm gốc ghép có tên khoa học là Piper Colubrinum link, xuất xứ từ Nam Mỹ, được nhập từ Campuchia, Thái Lan về để ghép, chúng có hình thái khá giống cây trầu nên thường được bà con gọi nôm na là cây trầu Nam Mỹ.
Lượng gạo thơm này được tạo ra chủ yếu từ các cánh đồng mẫu lớn (CĐML) mà nông dân thường gọi là cánh đồng liên kết. Mô hình liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp là nền tảng tạo ra cơ sở vũng chắc cho một hướng đi mới để tạo lập thương hiệu gạo Việt Nam theo hướng gia tăng giá trị hạt gạo, giúp nhà nông có thể yên tâm trồng lúa.
Ông Nguyễn Văn Công, GĐ Sở NN-PTNT Đồng Tháp cho biết, 6 tháng đầu năm 2014 ngành nông nghiệp đã góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng GDP của tỉnh 1,1%. Trong đó đóng góp lớn nhất là cây lúa.
Trong đó trồng nấm bào ngư, nấm mèo là một trong những mô hình đem lại hiệu qủa kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân. Hiện nay, địa phương đang nhân rộng mô hình này, bước đầu đã đem lại tín hiệu khả quan cho nghề trồng nấm ở một số xã trên địa bàn huyện.
Ngày 5-8, tại TP. Cần Thơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ tổ chức hội nghị bàn giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ nông sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long.