Gà ta đắt gấp đôi nhờ nuôi theo chuẩn VietGap
Tại thị xã Gò Công (Tiền Giang), giá gà ta VietGap ổn định ở mức 100.000-120.000 đồng mỗi kg, cao gấp đôi gà thịt thông thường.
Gà ta Gò Công khi trưởng thành nặng 1,8-2,4 kg.
Hợp tác xã Đất Việt (ấp Lăng Hoàng Gia, xã Long Hưng, huyện Gò Công) hiện nuôi khoảng 80.000 con gà ta theo chuẩn VietGap. Mỗi năm, bà con cung ra thị trường trên 160.000 tấn thịt với giá cao gấp đôi trước kia.
Trước kia, giá gà thịt khoảng 40.000 đồng mỗi kg. Tuy nhiên, sau khi chuyển hướng sang chăn nuôi theo chuẩn VietGap, giá đã tăng lên 100.000 đồng mỗi kg (gà nguyên lông) và 120.000 đồng (gà làm sạch). Thương lái muốn mua phải đặt trước thông qua hợp tác xã.
Nhiều năm nay, gà thịt đã trở thành giống vật nuôi quan trọng giúp người dân xã Long Hưng từng bước tạo lập cuộc sống. Sản phẩm chủ lực của hợp tác xã Đất Việt là gà ta chăn thả bán tự nhiên, gà ta Gò Công cho thịt chắc thơm, lòng đỏ lớn.
Trước đây, các hộ nuôi gà nhỏ lẻ chưa chú ý giữ gìn giống, tiêu chuẩn thức ăn và thuốc thú y không được chú trọng. Chất lượng thịt gà chưa đáp ứng tiêu chuẩn của nhiều đơn vị phân phối. Ngoài ra, giá gà không ổn định do bà con chủ yếu bán tự do.
Để tháo gỡ khó khăn, năm 2016, 20 hộ nuôi gà liên kết lại thành tổ hợp tác với quy mô đàn hơn 60.000 con. Do tổ hợp tác không có tư cách pháp nhân nên gặp nhiều khó khăn khi ký kết với các đối tác cung ứng thức ăn, thuốc thú y và tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra, việc tăng tổng đàn của tổ viên, mở rộng sản xuất, thực hiện tốt chuổi an toàn thực phẩm cũng vướng nhiều trở ngại.
Mô hình nuôi gà tại hợp tác xã Đất Việt
Trước thực tế này, 22 thành viên tiếp tục liên kết và thành lập hợp tác xã vào ngày 29/3/2017. Hợp tác xã đại diện đứng ra liên kết với các doanh nghiệp, tổ chức sản xuất theo quy trình sạch, ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm gà thịt can toàn cho thị trường Tiền Giang, TP HCM, Hà Nội, Đà Nẵng...
Gà ta Gò Công vốn thuộc giống gà nòi bản địa. Để giữ gìn giống tốt cung cấp cho nông dân, huyện Gò Công đầu tư trại gà bố mẹ và 4 lò ấp công suất 16.000 trứng mỗi tháng. Bà con nuôi thả tự nhiên kết hợp với quy trình chăm sóc khép kín. Cứ 6 tháng và trước khi xuất chuồng, đàn gà lại được lấy mẫu kiểm tra dịch bệnh.
Giống gà nòi bản địa ở Gò Công.
Đến nay, mô hình chăn nuôi đã đi vào ổn định, trung bình mỗi năm hợp tác xã xuất chuồng 2-3 lứa với khoảng 30.000 con gà, tương đương 160.000 tấn thịt mỗi năm. Những con gà trống khỏe mạnh, lông mượt, mào đỏ tươi, ức chắc; gà mái đẻ lứa đầu đạt trọng lượng 1,8-2,4kg được xuất chuồng sau khoảng 4-5 tháng nuôi.
Có thể bạn quan tâm
Việc nhận biết trước, có kinh nghiệm, có kiến thức chuyên môn về đặc điểm bệnh và biết cách điều trị các căn bệnh phổ biến đáng sợ nhất của gà
Việc nhận biết trước, có kinh nghiệm, có kiến thức chuyên môn về đặc điểm bệnh và biết cách điều trị các căn bệnh phổ biến đáng sợ nhất của gà
Sự đa dạng di truyền lớn của tập đoàn gà Hà giang và lý do của hiện tượng đó một phần là cách thức chăn nuôi của nông dân vùng Hà giang: ít chọn lọc và trao đổi