Trang chủ / Tin tức / Tin thủy sản

F3 Challenge: Thức ăn không bột cá

F3 Challenge: Thức ăn không bột cá
Tác giả: My Lan (Tổng hợp)
Ngày đăng: 01/12/2017

F3 Challenge (thức ăn không có thành phần bột cá) được phát động vào tháng 5/2016 nhằm tìm ra hãng sản xuất có lượng tiêu thụ thức ăn F3 lớn nhất. Năm nay, Evegreen Feed (Trung Quốc); Htoo Thit (Myanmar) và Oryza Organics (Pakistan) là 3 đơn vị giành chiến thắng.

Cá rô phi được nuôi bằng thức ăn không bột cá của Công ty Oryza Organics   Ảnh: Oryza

Giáo sư Kevin Fitzsimmons, thuộc Trường ĐH Arizona, đơn vị phát động F3 Challenge cho biết, mục đích của F3 Challenge là giảm nhu cầu sử dụng các loại cá tự nhiên thông qua việc gia tăng nguồn cung sản phẩm thức ăn F3 với giá cạnh tranh.

Theo Giáo sư Fitzsimmons, trước thực trạng khai thác quá mức làm suy giảm nguồn lợi, khai thác trái phép và lạm dụng lao động ngành thủy sản, giá thủy sản tăng cao, nhu cầu tìm ra nguồn thức ăn thay thế trở nên cấp bách. Nhưng một loại thức ăn không bột cá chỉ được thị trường chấp nhận nếu nó được sản xuất dựa trên cơ sở cải tiến nguồn nguyên liệu thay thế cả về chi phí và chất lượng. Tiêu chí để trao giải F3 Challenge được căn cứ theo khối lượng và hiệu quả của sản phẩm thức ăn F3 đã được tiêu thụ. Khi nhận được mẫu thức ăn do công ty gửi đến, Hội đồng thẩm định sẽ kiểm nghiệm để đảm bảo được sản xuất theo công thức cải tiến protein và lipid không chứa thành phần bột cá; sau đó sẽ tới nước sản xuất để kiểm tra tình hình thực tế tại trại nuôi và thị trường.

Evergreen - hãng sản xuất thức ăn tại Trung Quốc giành chiến thắng cao nhất tại F3 Challenge với thành tích tiêu thụ 84.691 tấn thức ăn F3. Sản phẩm F3 của Công ty này đang được đón nhận tại Trung Quốc và Đông Nam Á gồm Việt Nam, Malaysia và Indonesia. Tại thị trường nội địa, sản phẩm thức ăn thủy sản và gia cầm của Công ty luôn nằm trong top bán chạy nhất với sản lượng bán hàng đạt 2 triệu tấn/năm. Chen Dan, Tổng Giám đốc Evergreen Feed cho biết, để tạo ra sản phẩm thức ăn F3, Công ty đã sử dụng những thành phần thay thế như bột gia cầm, protein đơn bào, bột côn trùng và các nguyên liệu thực vật lên men. Theo Chen Dan, để sản xuất thành công thức ăn F3, Công ty phải điều chỉnh các thông số kỹ thuật chế biến, đặc biệt là kích cỡ thức ăn viên, điều hòa hơi và thời gian lưu dưỡng chất.

Xếp vị trí thứ 2 trong bảng cạnh tranh F3 là Công ty Htoo Thit, hãng sản xuất thức ăn lớn nhất Myanmar với doanh số bán hàng 34.600 tấn. Htoo Thit đã hợp tác với Biomin đẩy mạnh lượng tiêu thụ thức ăn F3 bằng cách nhập khẩu các loại phụ gia thức ăn và dầu đậu nành, đạm đậu tương đậm đặc và bột gia cầm để thay thế bột cá. Theo May Myat Noe Lwin, đại diện Htoo Thit, việc thay đổi công thức thức ăn và thay thế dần bột cá bằng những nguồn nguyên liệu khác khá dễ dàng với họ và chính điều này đã đưa tên tuổi của Htoo Thit vượt ra ngoài thị trường nội địa Myanamar.

Oryza Organics, Công ty tiên phong sản xuất thức ăn ép đùn tại Pakistan từ năm 2012, đứng ở vị trí thứ 3 với thành tích bán hàng đạt 1.661 tấn thức ăn F3. Oryza Organics đã thuyết phục được người nuôi thủy sản tại Pakistan dần bỏ cách thức cho ăn truyền thống theo các mô hình nuôi thâm canh sang các loại thức ăn nổi của hệ thống bán thâm canh. Bằng công nghệ sản xuất thức ăn ép đùn của Công ty Extru-Tech (Mỹ), Oryza Organics tập trung sản xuất thức ăn nguồn gốc thực vật gồm các thành phần: đạm thực vật (chủ yếu là khô đậu); dầu thực vật, premix. Đây không chỉ là loại thức ăn bền vững mà còn đảm bảo hiệu quả chi phí hơn hẳn các loại thức ăn chứa bột cá.

>> Kể từ lúc phát động giải thưởng F3 Challenge vào tháng 5/2016, đã có trên 120.000 tấn thức ăn F3 được tiêu thụ. Đây đều là những sản phẩm thức ăn không có thành phần bột cá, cắt giảm được một lượng tương đương 120 tấn cá các loại cho đại dương và mở ra tương lai bền vững cho ngành dinh dưỡng thủy sản.


Có thể bạn quan tâm

Bảo quản cá nục bằng chế phẩm sinh học: Cần nhân rộng Bảo quản cá nục bằng chế phẩm sinh học: Cần nhân rộng

Ứng dụng chế phẩm sinh học kết hợp dịch chiết gừng, riềng và một số phụ gia an toàn như nisin,chitosan đã giúp ngư dân Quảng Nam giảm tổn thất hải sản khai thác

30/11/2017
Băn khoăn đầu ra tôm càng xanh Băn khoăn đầu ra tôm càng xanh

Tôm càng xanh trên ruộng lúa đã bắt đầu “bắt nhịp” trên đồng đất Thới Bình và rải rác ở các huyện: U Minh, Trần Văn Thời, Cái Nước.

30/11/2017
Nguyên nhân cá nổi đầu và biện pháp phòng trừ Nguyên nhân cá nổi đầu và biện pháp phòng trừ

Thời tiết trong giai đoạn giao mùa, nắng mưa xen kẽ, những ao thâm canh thường có hiện tượng cá nổi đầu. Có nhiều nguyên nhân

01/12/2017
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.