Trang chủ / Tin tức / Tin thủy sản

EU trở thành thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam

EU trở thành thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam
Tác giả: H.Chung
Ngày đăng: 30/09/2017

Dẫn lại số liệu từ Tổng cục Hải quan, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, trong 8 tháng đầu năm 2017, xuất khẩu tôm sang EU đạt 483,6 triệu USD, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2016.

Chế biến tôm xuất khẩu tại Hậu Giang. Ảnh: Huy Hùng/TTXVN

Với sự tăng trưởng này, EU đã vươn lên trở thành thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, thay thế cho vị trí của Nhật Bản trước đó.

Theo VASEP, tính đến tháng 8/2017, xuất khẩu tôm vào 3 thị trường nhập khẩu lớn nhất trong khối EU là Anh, Hà Lan và Bỉ đều tăng trưởng ở mức 2 con số, lần lượt 46,5%; 47,8% và 34,1%. Sự tăng trưởng tích cực này là do người tiêu dùng EU hiện đang ưa chuộng các sản phẩm thủy sản giá trị gia tăng tiện lợi; đồng thời các đối tác tăng nhập khẩu để phục vụ nhu cầu cho các lễ hội cuối năm.

Hiện nay, trên thị trường EU, tôm Việt Nam phải cạnh tranh chủ yếu với tôm Ấn Độ và Ecuador. Trong khi Ấn Độ có xu hướng giảm xuất khẩu tôm cho EU, thì Ecuador và Việt Nam ngày càng tăng cường xuất khẩu tôm vào thị trường này. 

Đặc biệt, FTA giữa Ecuador và EU có hiệu lực từ ngày 1/1/2017, cũng giúp nước này được hưởng ưu đãi thuế quan 0% so với mức thuế 3,6% trước đó, làm tăng khả năng cạnh tranh của tôm chân trắng Ecuador so với các nhà cung cấp khác.

Để xuất khẩu tốt tôm Việt Nam sang thị trường EU, VASEP cho rằng, các doanh nghiệp cần xác định thuế suất ưu đãi và các quy tắc xuất xứ từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), dự kiến có hiệu lực trong năm 2018. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần bảo đảm tuân thủ mọi yêu cầu về các biện pháp kiểm dịch động thực vật của EU cũng như nên thực hiện các yêu cầu kỹ thuật, đóng gói, ghi nhãn…

Để đón đầu cơ hội và khai thác được nhiều lợi ích từ EVFTA, các doanh nghiệp cũng cần chủ động đổi mới, sáng tạo, tăng cường năng lực, nâng cao chất lượng sản phẩm và xây dựng kế hoạch phù hợp nhằm nâng cao năng lực để đối phó với thách thức.

Mặt khác, người tiêu dùng EU sẽ ngày càng tăng mua các sản phẩm thủy sản sản xuất bền vững trong cả các kênh bán lẻ lẫn kênh dịch vụ ẩm thực. Do vậy, doanh nghiệp nên chú trọng vấn đề dán nhãn và kiểm định chất lượng để phát triển thị trường này.

Hiện EU đang chiếm khoảng trên 30% tổng giá trị nhập khẩu tôm của toàn thế giới, dao động từ 6-8 tỷ USD/năm. Trong 10 năm gần đây (2007-2016), nhập khẩu tôm vào EU tăng từ 5,6 tỷ USD lên 6,7 tỷ USD vào năm 2016


Có thể bạn quan tâm

Nuôi tôm giữ môi trường Nuôi tôm giữ môi trường

Thực trạng môi trường bị ô nhiễm ngày càng nặng nề trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang đặt ra cho việc nuôi tôm ở ĐBSCL, để phát triển bền vững

29/09/2017
Châu Á: Hấp dẫn thủy sản Việt Châu Á: Hấp dẫn thủy sản Việt

Trước đây dăm năm, việc đề xuất mở rộng tiêu thụ thủy sản tại khu vực châu Á chỉ được xem là một phần “tăng thêm” của xuất khẩu thủy sản Việt Nam

30/09/2017
ĐBSCL: Thủy sản giảm giá, người dân thua lỗ ĐBSCL: Thủy sản giảm giá, người dân thua lỗ

Hiện nay, trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Thới Lai (TP Cần Thơ), nhiều hộ gia đình nuôi ếch thương phẩm đang lao đao tìm đầu ra.

30/09/2017