Trang chủ / Rau củ quả / Dưa gang

Dưa gang cần đất giàu dinh dưỡng

Dưa gang cần đất giàu dinh dưỡng
Tác giả: ThS Khánh Thị Bích Thủy
Ngày đăng: 26/09/2016

Loại cây này được nhân giống chủ yếu bằng hạt. Cây được trồng theo khóm, mỗi khóm 2 - 3 hạt, sau đó phủ một lớp đất dày 2 - 3cm. Khi hạt nảy mầm sẽ tỉa thưa dần để lại những cây to khỏe.

Dưa gang có thể trồng theo rạch, cây cách cây 60 - 75cm và hàng cách hàng 150 - 200cm. Mật độ trồng khoảng 10.000 – 15.000 cây/ha. Cũng có thể gieo hạt trong vườn ươm cho đến khi cây con được 4 tuần tuổi thì đưa ra trồng trên diện tích đại trà.

Nếu gieo hạt trực tiếp trên đồng ruộng thì mỗi ha cần tới 1,5 - 2kg hạt giống nhưng nếu gieo bầu đất trước thì chỉ cần 0,5kg hạt giống cho 1ha.

Thường bà con trồng dưa gang trên các thửa ruộng cao sau khi đã thu hoạch lúa. Loại dưa này trồng luân canh với lúa nước thường tránh được các mầm sâu bệnh và tuyến trùng gây hại. Sau khi gặt lúa, đất được cày phơi ải, cày bừa kỹ, làm sạch cỏ, lên luống trước khi trồng. Nhu cầu về phân bón với dưa gang rất cao, lượng phân hữu cơ bón lót cần từ 20 - 35 tấn/ha.

Tùy theo độ phì và cấu tượng của đất mà chọn lựa các biện pháp bón phân thích hợp. Để cho 20 tấn quả/ha, dưa gang lấy đi trong đất một lượng chất dinh dưỡng khá lớn gồm: 60 - 120kg N, 20 - 40kg P2O5, 120 - 140kg K2O, 100 - 140kg CaO và 20 - 60kg MgO. Trong quá trình sinh trưởng việc bổ sung thêm nước phân NPK loãng cũng rất cần thiết. Nên sử dụng rơm rạ để phủ quanh gốc cây và tỉa thưa bớt lá và quả (mỗi cây chỉ để lại 3 - 5 quả là tốt nhất).

Dưa gang không “ưa” bón nhiều phân hóa học, chỉ “thích” phân hữu cơ, nhất là phân bò. Nếu lạm dụng nhiều phân hóa học, khi chín dưa sẽ xốp, rời rạc, ăn không ngon, khó bảo quản và vận chuyển khi tiêu thụ. Ngược lại khi bón nhiều phân bò, khi chín dưa sẽ có độ dẻo nhất định, không bị bể và có mùi thơm đặc trưng. Ngoài ra, việc tưới nước cũng nên hạn chế dần khi những trái dưa gốc (dưa ra đầu tiên) đã già (sắp chín), nếu tưới quá nhiều nước trong giai đoạn này vừa tốn kém chi phí lại dễ làm dưa bị thối, chất lượng dưa không cao.

Để dưa ra được trái cần phải canh thời gian bấm ngọn hợp lý, giúp cho dưa có khả năng phân nhánh nhiều, theo đó cũng cho trái nhiều hơn. Khoảng 15 ngày sau khi trồng nên bấm ngọn lần đầu tiên và sử dụng phân urê với liều lượng thấp để kích thích dưa phát triển mầm (nhánh), đồng thời sử dụng thuốc dưỡng 3 lá xanh cho cây tăng trưởng nhanh. Việc phòng trừ sâu bệnh cũng cần lưu ý thực hiện định kỳ.


Có thể bạn quan tâm

Trồng dưa gang trong chậu tại nhà Trồng dưa gang trong chậu tại nhà

Khi nói đến dưa gang, chúng ta thường nghĩ đến món gỏi đậu phộng và hương vị đậm đà của dưa mắm. Có người cũng nghĩ đến trái dưa bở mát dịu, vị ngọt thanh rất hay dùng trong những ngày tiết trới nóng bức. Hai giống này có hương vị và cách sử dụng khác nhau, nhưng cùng có kỹ thuật trồng tương tự nhau.

26/09/2016
Trồng dưa gang trên đất rẫy Trồng dưa gang trên đất rẫy

Khu vực đất rẫy (gò đồi) ở ấp Thanh An, xã Láng Dài (huyện Đất Đỏ) vào mùa khô do thiếu nước nên thường bị bỏ hoang rất lãng phí. Trong điều kiện đó, ông Cao Thành Long đã thử nghiệm trồng cây dưa gang trên vùng đất này, kết quả thật mỹ mãn, dưa cho trái to và thu nhập không thua kém các loại cây trồng khác.

26/09/2016
Trồng dưa Gang thương phẩm Trồng dưa Gang thương phẩm

Phòng Kinh tế huyện Kim Bôi và Ban quản lý HTX xóm Lạng phối hợp với công ty TNHH nông sản Vạn Đắc Phúc (Hải Dương) xây dựng mô hình trồng dưa gang thương phẩm qui mô 4,2 ha với 164 hộ tham gia.

26/09/2016
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.