Dư tiền nuôi con ăn học nhờ cây cảnh bon sai
Ngoài 5 sào ruộng lúa, nuôi bò, nuôi heo, anh Thảo còn tận dụng 700m2 đất vườn nhà để làm nghề trồng cây cảnh bon sai. Anh Thảo cho hay, khởi đầu anh đến với cây cảnh bon sai như một thú chơi của nhà nông miệt vườn. Đầu tiên, anh ươm trồng và tạo dáng thế bon sai cho cây mai xuân, rồi tới các loại cây cảnh trang trí khác như tùng, sứ, khế, cừa, lộc vừng, me, sanh... Thời gian gần đây là cây ổi hồng xiêm - một loại cây cảnh hiếm, lá giống lá cây cừa, mùi lá có mùi ổi, mà anh cất công sưu tầm được.
Các loại cây cảnh bon sai của anh thường thiên về nét độc đáo của lá, của hoa, của trái và của dáng, thế cây mini. Anh Thảo cho biết, cứ mỗi loại cây cảnh anh sản xuất ra bình quân từ 100 - 300 chậu/năm để cung cấp cho khách hàng, tùy loại cây với giá cả bình dân, từ 150 ngàn đồng/chậu, cũng có loại đến 10 triệu đồng/chậu. Từ thú chơi đến làm kinh tế từ cây cảnh, anh Thảo đã có nguồn thu nhập kha khá, trang trải cuộc sống gia đình. “Tích lũy thu nhập từ cây cảnh để cất nhà thì chưa tới, nhưng gia đình có thêm điều kiện để đầu tư cho con cái ăn học đầy đủ” - anh Thảo chia sẻ.
Ông Võ Thuận - Chủ tịch Hội Nông dân xã Tây Vinh, nhận xét: “Anh Nguyễn Văn Thảo là một hội viên năng nổ, tích cực đóng góp cho Hội. Anh vừa giữ vững được nghề ươm trồng cây cảnh, có thu nhập khá từ nghề và đặc biệt là anh còn “truyền lửa cho phong trào chơi hoa, cây cảnh ở địa phương. Ở một xã thuần nông, đất chật, người đông như Tây Vinh mà có sáng kiến mưu sinh thành đạt như anh Thảo, đếm trên đầu ngón tay không hết”.
Có thể bạn quan tâm
Năm 2012, tốt nghiệp Đại học Nông lâm TP.Hồ Chí Minh, chuyên ngành công nghệ sinh học, chị Trịnh Thị Như Nguyệt (25 tuổi, ở thôn Thủ Thiện Thượng, xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn, Bình Định) xin vào làm việc tại một số cơ sở sản xuất nấm ở Đồng Nai.
Trong khi nông dân chăn nuôi bò sữa ở Củ Chi (TP.HCM) vẫn đang gặp khó về việc bán sữa bò, thì Hợp tác xã Bò sữa Tân Thông Hội lại yêu cầu một số nông dân phải góp tiền xây dựng Nhà máy sữa Củ Chi.
Các cơ quan chuyên môn địa phương tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi kỹ thuật phát hiện gia súc động dục để phối giống kịp thời. Đẩy mạnh việc áp dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo trong công tác giống nhằm phát triển nhanh đàn giống có chất lượng.