Trang chủ / Tin tức / Tin thủy sản

Dự báo xuất khẩu tôm sang Hà Lan sẽ tiếp tục tăng

Dự báo xuất khẩu tôm sang Hà Lan sẽ tiếp tục tăng
Tác giả: Kim Thu
Ngày đăng: 06/08/2018

Hà Lan là nước NK tôm lớn thứ 8 thế giới, chiếm gần 3% tổng giá trị NK tôm của toàn thế giới. Hàng năm, Hà Lan NK trung bình khoảng 600 triệu USD tôm từ các nguồn cung tôm lớn trên thế giới như Việt Nam, Ấn Độ, Bangladesh, Ecuador và một số nước trong khối như Bỉ, Đức, Anh, Đan Mạch. Hà Lan NK tôm không chỉ để tiêu thụ trong nước mà còn để chế biến XK sang các nước trong khối EU. Những năm gần đây, NK tôm vào Hà Lan ngày một tăng.

Trong 10 năm (2008-2017), NK tôm của Hà Lan đã tăng 61% từ 430 triệu USD lên 695 triệu USD. NK tôm của Hà Lan tăng trưởng khá tốt trong 10 năm, đạt đỉnh năm 2014 với 777 triệu USD do giá tôm tăng và xu hướng tăng trưởng chung của thị trường tôm thế giới. Từ 2015 – 2017, NK tôm của Hà Lan liên tục tăng trưởng.

Năm 2017, NK tôm vào Hà Lan đạt 695 triệu USD, tăng 10% so với năm 2016. Tốp 4 nước cung cấp tôm lớn nhất cho Hà Lan gồm Việt Nam, Ấn Độ, Bangladesh và Morocco. Việt Nam là nguồn cung tôm lớn nhất cho Hà Lan, chiếm 22% tổng giá trị NK của thị trường này trong năm 2017. Ấn Độ đứng ở vị trí thứ hai, chiếm 15,1%. Tiếp đó, Bangladesh và Morocco lần lượt chiếm 15% và 12,3%. Từ vị trí thứ 4 năm 2015, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về XK tôm sang Hà Lan năm 2016. Năm 2017, Việt Nam trở thành nguồn cung tôm lớn nhất cho thị trường này.

Theo số liệu của Trung tâm Thương mại Thế giới (ITC), năm 2017, trong tốp 5 nguồn cung tôm lớn nhất cho Hà Lan, NK từ Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất 57%, Bangladesh tăng 35%, NK từ Morocco và Bỉ đều tăng 11%, duy nhất Ấn Độ giảm 6% so với năm 2016.

Trên thị trường Hà Lan, tỷ trọng giá trị tôm Việt Nam ngày càng tăng từ 11,5% năm 2015 lên 22,5% năm 2017 trong khi tỷ trọng tôm Ấn Độ (đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam trên thị trường này) ngày càng giảm từ 18% năm 2015 xuống 15% năm 2017. Ấn Độ trong vài năm gần đây giảm XK sang Hà Lan do phải đối mặt với tần suất kiểm tra 50% lô hàng tại biên giới EU do nghi ngại vấn đề chất lượng sản phẩm. Đây có thể được coi là cơ hội cho Việt Nam tăng thêm thị phần trên thị trường này.

Tôm nguyên liệu đông lạnh (HS 030617) và tôm chế biến không đóng túi kín khí (HS 160521) là 2 sản phẩm tôm chính NK vào Hà Lan trong đó tôm nguyên liệu đông lạnh cao hơn 2,4 lần tôm chế biến.

Hà Lan là thị trường NK tôm lớn nhất của Việt Nam trong khối EU, chiếm 6,6% tổng giá trị XK tôm của Việt Nam đi các thị trường trong 5 tháng đầu năm nay. Từ vị trí thứ 2 về NK tôm Việt Nam trong khối EU, bắt đầu từ tháng 9/2017, Hà Lan vươn lên dẫn đầu khối về NK tôm Việt Nam và duy trì vị trí số 1 đến nay.

Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, năm 2017, XK tôm Việt Nam sang Hà Lan đạt 224,2 triệu USD, tăng gần 72% so với năm 2016 – mức tăng trưởng cao nhất trong tốp các thị trường NK chính của tôm Việt Nam. Bước sang năm 2018, XK sang thị trường này vẫn duy trì được đà tăng trưởng cao. XK tôm Việt Nam sang Hà Lan trong 5 tháng đầu năm nay đạt 87,5 triệu USD, tăng 83,7% so với cùng kỳ năm ngoái. XK tôm Việt Nam sang thị trường này từ tháng 1 đến tháng 5 năm nay đều đạt mức tăng trưởng 2-3 con số, đặc biệt tháng 4 tăng trưởng 3 con số 104% so với cùng kỳ năm 2017.

Năm tháng đầu năm nay, trong cơ cấu sản phẩm tôm Việt Nam XK sang Hà Lan, tôm chân trắng chiếm tỷ lệ cao nhất 86%, tiếp đó tôm sú chiếm 10% và tôm loại khác chiếm 4%.

Hà Lan ngày càng có nhu cầu cao với các sản phẩm tôm chân trắng chế biến (HS 16) từ Việt Nam. 5 tháng đầu năm 2018, giá trị XK các sản phẩm tôm chân trắng chế biến tăng cao nhất 161% trong số các sản phẩm tôm XK sang Hà Lan. XK tôm sú chế biến giảm mạnh nhất 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Với lợi thế về ưu đãi thuế, Hiệp định Thương mại Tự do EVFTA chuẩn bị có hiệu lực, nhu cầu NK tôm vào EU cuối năm tăng, Ấn Độ có xu hướng giảm XK sang EU, dự báo XK tôm Việt Nam sang Hà Lan còn tiếp tục tăng cao nữa từ nay đến cuối năm.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi tôm thẻ ứng dụng công nghệ cao, lãi khá Nuôi tôm thẻ ứng dụng công nghệ cao, lãi khá

Trước tình hình môi trường các vùng nuôi tôm công nghiệp ngày càng ô nhiễm. Việc đầu tư mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao là hướng đi đúng và bền vững.

03/08/2018
Nuôi trồng thủy sản theo hướng Vietgap đảm bảo an toàn thực phẩm Nuôi trồng thủy sản theo hướng Vietgap đảm bảo an toàn thực phẩm

Hiện nay đa số các vùng, khu nuôi thủy sản tập trung đã áp dụng quy trình kỹ thuật nuôi thâm canh các đối tượng cá có giá trị cao, an toàn thực phẩm

04/08/2018
Nuôi lươn không bùn Nuôi lươn không bùn

Anh Kiều Văn Sơn (25 tuổi) và nhiều hộ khác triển khai, mở rộng mô hình nuôi lươn, đạt hiệu quả kinh tế đáng kể.

04/08/2018