Dự báo nhập khẩu cá ngừ chế biến, đóng hộp của Đức tiếp tục tăng mạnh
Hai tháng đầu năm 2018, xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Đức đạt 5,46 triệu USD, tăng 58% so với cùng kỳ năm trước. Hiện, Đức đang là thị trường XK cá ngừ lớn nhất của khu vực Châu Âu.
Theo thống kê mới nhất của ITC, năm 2017, Đức NK khoảng 71 nghìn tấn cá ngừ với tổng trị giá đạt 411,7 triệu USD, tăng 24% về lượng và 40% về giá trị so với năm trước đó. Việt Nam là thị trường nguồn cung lớn thứ 6 cá ngừ cho thị trường Đức (sau Ecuador, Philippines, Papua New Guinea, Hà Lan và Tây Ban Nha).
Trong năm vừa qua, Đức tăng cường NK ở hầu hết các thị trường nguồn cung lớn và giảm nhập từ Hà Lan - nguồn cung cấp cá ngừ lớn thứ nhất tại EU cho thị trường Đức.
Đến 92,5% tổng giá trị NK cá ngừ của Đức là sản phẩm cá ngừ chế biến, đóng hộp (HS 160414). Năm ngoái, giá trị NK sản phẩm cá ngừ chế biến của nước này cũng tăng 40%. Ngoài ra, NK mặt hàng cá ngừ phile đông lạnh cũng tăng 56%, cá ngừ vây vàng tươi, ướp lạnh (HS 030232) cũng tăng 26% so với năm 2016.
Theo thống kê của FAO, năm 2017, tổng kim ngạch NK cá ngừ của Đức tăng mạnh là do giá NK trung bình cao hơn so với các năm trước. Trong đó, giá cá ngừ hộp đạt mức từ 4,5 - 4,8 USD/kg, cao hơn so với mức giá NK trung bình của năm trước dao động từ 3,8 - 4 USD/kg. Trong năm qua, khối lượng NK cá ngừ của Đức cũng tăng, dao động từ 9.000 - 11.000 tấn/tháng.
3 thị trường nguồn cung lớn là: Philippines, Ecuador và Papua New Guinea tập trung rất mạnh XK cá ngừ chế biến, đóng hộp sang thị trường Đức. Trong đó, NK cá ngừ chế biến, đóng hộp (HS 160414) tăng gấp đôi so với năm 2016. Papua New Guinea cũng tiếp tục duy trì thị phần lớn sản phẩm cá ngừ chế biến tại thị trường Đức.
Dự báo trong quý I/2018, NK cá ngừ, đặc biệt là sản phẩm cá ngừ chế biến, đóng hộp (HS160414) của Đức tiếp tục tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2017. Ngoài các nguồn cung lớn, khách hàng Đức tiếp tục có xu hướng NK từ ASEAN, trong đó có Philippines và Việt Nam. Đây là cơ hội để DN XK Việt Nam tiếp tục tập trung vào thị trường này trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm
Thực trạng nuôi tôm nước lợ trên địa bàn tỉnh đang đặt ra vấn đề cấp thiết là nuôi tôm tập trung để đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm
Tạo những bờ đất bằng cách đắp nổi, trên đó trồng dày đặc cây điền thanh lấy bóng mát. Ruộng nuôi chạch có thể nuôi xen ghép cua đồng.
Nông dân huyện vùng sâu Vĩnh Thuận từng bước hình thành được vùng canh tác, nhất là hiệu quả từ mô hình nuôi một vụ tôm càng xanh xen tôm thẻ với một vụ lúa.