Dự báo năm 2016 xuất khẩu cá tra sẽ khó khăn
Chiều tối ngày 26-12 tại TPHCM, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã tổ chức hội nghị tổng kết xuất khẩu thủy sản năm 2015. Hội nghị là nơi để các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nhìn lại một năm qua và cùng nhau đưa ra những dự báo cho năm 2016.
Dự báo về tình hình năm 2016, VASEP cho biết mặt hàng tôm của Việt Nam vẫn bị ảnh hưởng của làn sóng giảm giá và áp lực cạnh tranh. Tuy nhiên, sẽ có tác động tích cực từ các hiệp định thương mại (FTA) đối với các thị trường như Hàn Quốc, Nhật, EU hay ASEAN. Trên cơ sở đó, VASEP dự báo, xuất khẩu tôm năm 2016 là 3,3 tỉ đô la Mỹ, tăng 12% so với năm 2015. Cá ngừ đạt kim ngach xuất khẩu 507 triệu đô la Mỹ, tăng 8%, các sản phẩm mực, bạch tuộc là 470 triệu đô la Mỹ, tăng 10% so với năm nay.
Tuy nhiên, VASEP dự báo xuất khẩu cá tra của năm 2016 sẽ tiếp tục giảm và ước đạt 1,5 tỉ đô la Mỹ, giảm 5% so với năm 2015. .
Nguyên nhân được VASEP chỉ ra là do những vấn đề liên quan đến thuế bán phá giá và chương trình thanh tra cá da trơn của Mỹ. Ngoài ra, cá tra sẽ phải cạnh tranh với các sản phẩm thủy sản thịt trắng có thể được người tiêu dùng các nước chọn thay thế cá tra như cá tuyết, cá rô phi, cá minh thái...
Theo VASEP, năm 2015, giá trị xuất khẩu các mặt hàng thủy sản của Việt Nam ước đạt 6,7 tỉ đô la Mỹ, giảm 14,5% so với năm 2015. Nguyên nhân là do các giá xuất khẩu các mặt hàng thủy sản chủ lực như tôm, cá tra giảm, đặc biệt là mặt hàng tôm giảm giá 25% so với năm trước.
Những nguyên nhân ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam giảm đã được ông Ngô Văn Ích, Chủ tịch VASEP lý giải là do thị trường tiêu thụ kém, sự biến động giảm giá của các đồng nội tệ của các nước cạnh tranh trong khu vực so với đô la Mỹ. Bên cạnh đó, sự giảm giá của đồng euro, yên Nhật cũng ảnh hưởng đến xuất khẩu các mặt hàng thủy sản.
Có thể bạn quan tâm
Ngay khi xảy ra sự việc, thành phố Biên Hòa đã phối hợp với cơ quan chức năng của tỉnh Đồng Nai; chỉ đạo Phòng Kinh tế, Phòng Tài nguyên – Môi trường trực tiếp đến làng bè, hỗ trợ dân khắc phục hậu quả, hướng dẫn và đưa ra các giải pháp nhằm ngăn tình trạng cá bị chết, lấy mẫu nước đưa đi xét nghiệm để làm rõ nguyên nhân.
Đầu tháng 10.2015, Dân Việt và nhiều báo đài đã phản ánh về việc tại Bình Định, tàu cá vỏ thép đã bàn giao nhưng ngư dân không thể ra khơi vì chưa có lưới. Đó là trường hợp tàu cá Hải Cảng 1, biển hiệu BĐ 99009-TS của ông Nguyễn Việt Hằng, ở khu vực 7, phường Hải Cảng, TP.Quy Nhơn.
Năm 2015 là năm mà ngành thủy sản Việt Nam "báo động đỏ" về số lượng các lô hàng thủy sản bị trả về với lý do sản phẩm có hàm lượng kháng sinh vượt ngưỡng cho phép. Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp, đằng sau câu chuyện này chưa hẳn là chuyện kháng sinh mà có thể chỉ là một cách thoái thác của bên nhập khẩu do giá xuống.