Trang chủ / Tin tức / Tin thủy sản

Dự án nuôi trồng thủy sản nhằm mục đích đẩy lùi bệnh sán máng

Dự án nuôi trồng thủy sản nhằm mục đích đẩy lùi bệnh sán máng
Tác giả: 2LUA.VN biên dịch
Ngày đăng: 03/08/2020

Nuôi trồng thủy sản có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc làm giảm bệnh sán máng - một bệnh nhiễm trùng gây suy nhược ảnh hưởng đến hơn 200 triệu người trên toàn thế giới.

Dự án sẽ tập trung vào Bờ Biển Ngà và Brazil

Bệnh nhiễm trùng hay còn được biết đến là sốt ốc sên hoặc bệnh sán máng được gây ra bởi một loại ký sinh trùng nước ngọt ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, bao gồm các khu vực của Châu Phi, Nam Mỹ, vùng Ca-ri-bê, Trung Đông và Châu Á. Con người thường bị nhiễm bệnh thông qua ốc sên ký sinh và phần lớn những người bị nhiễm có xu hướng là trẻ em hoặc người lớn tuổi.

Một nhóm nghiên cứu do trường Đại học Stirling dẫn đầu hiện đang điều tra nghiên cứu về cách thức ốc sên ký sinh và cuối cùng là sự lây lan của bệnh nhiễm trùng có thể được kiểm soát bằng cách sử dụng nuôi trồng thủy sản để thúc đẩy quần thể các loài săn mồi ốc sên bản địa, bao gồm tôm càng xanh Tây Phi (Macrobrachium vollenhovenii) và cá phổi Tây Phi (Protopterus annectens). Bằng cách xem xét vai trò của nuôi trồng thủy sản trong việc sản xuất những loài động vật ăn thịt này, nhóm nghiên cứu sẽ thực hiện một phương pháp tiếp cận sức khỏe "số một" để giải quyết cả vấn đề sức khỏe cộng đồng và đưa ra giải pháp an ninh lương thực và kinh tế cùng một lúc.

Giáo sư Rachel NormanGiáo sư Dave Little thuộc ban Khoa Khoa học Tự nhiên của trường đại học Stirling là những chuyên viên đứng đầu của dự án mà cũng có sự tham gia của một số các đối tác quốc tế.

Prof Rachel Norman

Giáo sư Norman cho biết: "Các quần thể ốc sên mang mầm bệnh sán máng đang gia tăng khi môi trường sống của chúng mở rộng thông qua việc lắp đặt các con đập ở nhiều vùng thuộc châu Phi hạ Sahara và Nam Mỹ. Cũng như gia tăng môi trường sống của chúng tới mức các con đập cũng ngăn chặn những kẻ săn mồi ốc sên tự nhiên (vốn thường đã bị khai thác quá mức) đang đạt tới dân số ngày càng tăng.

"Ở một số khu vực, những kẻ săn mồi này đã được đưa trở lại vào các con đập khiến cho tỷ lệ nhiễm sán máng ở người giảm đi. Tuy nhiên, cách tiếp cận phổ biến nhất để khắc phục bệnh nhiễm trùng là thông qua việc sử dụng thuốc hàng loạt đối với những người bị nhiễm bệnh nhưng việc tái nhiễm có thể xảy ra trong vòng vài tuần. Các chiến lược kiểm soát khác bao gồm cải thiện biện pháp vệ sinh tại địa phương, sử dụng các hóa chất kiểm soát dịch hại và thiết kế và quản lý đường thủy để giảm bớt môi trường sống của ốc sên nhưng mỗi một phương pháp đều có những vấn đề riêng.

"Các loại thuốc diệt trừ bệnh lâu dài phụ thuộc vào việc kiểm soát số lượng ốc sên. Nghiên cứu của chúng tôi sẽ xem xét một chiến lược kiểm soát sinh học bền vững lâu dài (bảo vệ quần thể động vật ăn thịt và sử dụng nuôi trồng thủy sản) để hạn chế số lượng ốc sên."

Bệnh gây ra bởi kí sinh trùng sán máng có thể bị vô hiệu hóa và có thể gây ra suy yếu chức năng bộ phận, ung thư ruột và tăng nguy cơ nhiễm HIV / AIDS.

Dự án mới (được tài trợ bởi Belmont Forum) sẽ tập trung vào Brazil nơi có tỷ lệ mắc bệnh sán máng cao nhất ở châu Mỹ và Cốt-đi-voa (Bờ Biển Ngà) nơi cũng có tỷ lệ mắc bệnh cao. Cả hai quốc gia đặc biệt dễ bị nhiễm bệnh do có các khu vực đói nghèo dai dẳng và tình trạng không được bảo vệ do biến đổi khí hậu, việc gấp rút xây dựng các con đập và các kênh rạch và mở rộng nông nghiệp do dân số tăng lên.

Nhóm nghiên cứu sẽ điều tra nghiên cứu về ảnh hưởng của tăng nhiệt độ, sự thay đổi nhiệt độ và sự thay đổi mô hình lượng mưa do biến đổi khí hậu gây ra đối với động lực học.

Họ cũng sẽ tiến hành thực hiện các nghiên cứu về tính khả thi vốn có và dinh dưỡng và phân tích thị trường chăn nuôi tôm càng xanh và/hoặc cá phổi có nguồn gốc từ Brazil và Bờ Biển Ngà với mục đích sử dụng chúng làm tác nhân kiểm soát sinh học lâu dài để kiểm soát số lượng ốc sên. Công tác này sẽ đảm bảo hiệu quả duy trì bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hoạt động kinh doanh nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ.

Cuối cùng, dự án sẽ phát triển các thuật toán học máy để cho phép máy tính xác định nhanh chóng và chính xác khả năng sinh vật chủ bị lây nhiễm ốc sên và ký sinh trùng từ những hình ảnh được hiễn thị trên điện thoại di động. Công nghệ này sẽ được sử dụng để theo dõi những thay đổi trong tương lai đối với việc phân bố đa dạng của các loài ốc sên.

Prof Dave Little

Giáo sư Dave Little thuộc Viện Nuôi trồng thủy sản của trường đại học Stirling cho biết: "Chúng tôi không hy vọng sẽ có một phương pháp tiếp cận phù hợp với mọi trường hợp để loại trừ bệnh sán máng ở Brazil và Bờ biển Ngà nhưng loại kiểm soát này (sử dụng biện pháp gia tăng số lượng kẻ săn mồi tự nhiên) có thể là một công cụ hiệu quả trong công cuộc chiến đấu chống lại bệnh nhiễm trùng này.”

"Bằng cách giúp những loài động vật ăn thịt này phục hồi ở các tâm điểm nhiễm bệnh thì tỷ lệ lây nhiễm sẽ giảm xuống và điều này cũng có khả năng tăng cường an ninh lương thực địa phương, giúp cho người nông dân có thêm nguồn thu nhập và đảm bảo các dự án phục hồi số lượng động vật săn mồi được bền vững bằng cách tạo ra lợi nhuận.”

"Cách tiếp cận mới của chúng tôi rất quan trọng trong công cuộc loại bỏ bệnh sán máng và cũng sẽ chống lại chứng suy dinh dưỡng và tăng cường an ninh lương thực ở một số khu vực thiếu thốn nhất thế giới. Ngoài ra, cách tiếp cận mới sẽ tăng cường an ninh kinh tế cho người nông dân và cho những người tham gia vào ngành đánh bắt cá, những người mà đã quan sát thấy tỷ lệ đánh bắt giảm xuống do đánh bắt quá mức và biến đổi khí hậu."


Có thể bạn quan tâm

Thỏa ước mơ làm giàu từ nuôi cá Thỏa ước mơ làm giàu từ nuôi cá

Nhiều hộ nông dân xã Minh Quân đã chuyển đổi hiệu quả một phần diện tích ruộng trũng sang nuôi cá, cho thu nhập tăng gấp 4-5 lần so với trước.

22/10/2016
Mạnh tay đầu tư nuôi tôm công nghệ cao Mạnh tay đầu tư nuôi tôm công nghệ cao

Mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao sử dụng nhà lưới, lót bạt đáy ao, máy vận hành xử lý nước... với vốn đầu tư lên đến hàng tỷ đồng/ha

26/10/2016
Sau lũ lụt ở miền Trung, bà con khát cây, con giống Sau lũ lụt ở miền Trung, bà con khát cây, con giống

Cơn lũ dữ đi qua các tỉnh miền Trung, những người chịu thiệt hại nặng nề nhất chính là bà con nông dân, những chủ trang trại. người nông dân rất cần sự hỗ trợ

26/10/2016
Có 1.081 loài hải sản trên vùng biển Việt Nam Có 1.081 loài hải sản trên vùng biển Việt Nam

Trong số 1.081 loài hải sản được phát hiện, có rất nhiều loài có giá trị kinh tế cao như cá ngừ vằn, cá sòng Nhật, cá ngân, mực đại dương, cá bánh đường,...

28/10/2016
Đào ao nuôi cá, dân Cốc San hết than đói nghèo Đào ao nuôi cá, dân Cốc San hết than đói nghèo

Nuôi cá chép thâm canh cho thu nhập gấp 4-5 lần trồng lúa, nên cần nhân rộng.

29/10/2016
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.