Đồng Tháp siết chặt công tác quản lý an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản
Để công tác quản lý, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thủy sản phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu có hiệu quả, UBND tỉnh Đồng Tháp vừa có công văn yêu cầu các sở, ngành tỉnh và UBND huyện, thành phố về việc triển khai nghiêm túc các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn.
Theo đó, UBND tỉnh Đồng Tháp yêu cầu Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh triển khai, thực hiện nghiêm công tác thẩm định, đánh giá, cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT và Thông tư số 32/2022/TT-BNNPTNT của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT; phổ biến, hướng dẫn về thực hành sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn và ký bản cam kết theo Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT cho các cơ sở nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh theo phân cấp và thành lập đoàn kiểm tra, xử lý nghiêm việc chấp hành các nội dung đã cam kết.
Đồng thời, đơn vị cần phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành tỉnh, UBND huyện, thành phố tổ chức tập huấn, hướng dẫn triển khai Luật Thuỷ sản 2017; thực hiện xác nhận đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực theo quy định tại Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ, cho các cơ sở nuôi trồng thuỷ sản; thực hiện hỗ trợ các cơ sở nuôi áp dụng sản xuất theo quy trình VietGAP, GlobalGAP, BAP, ASC… nhằm đảm bảo sản phẩm thuỷ sản đáp ứng yêu cầu về an toàn thực phẩm và yêu cầu thị trường.
Đối với các UBND huyện, thành phố, yêu cầu tiến hành rà soát, theo dõi cập nhật thống kê danh sách các cơ sở sản xuất, kinh doanh nuôi trồng thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm trên địa bàn quản lý. Đối với các cơ sở nuôi trồng thủy sản không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì thực hiện ký cam kết cơ sở sản xuất thực phẩm an toàn theo Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT.
Ngoài ra, UBND cấp huyện cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến đến các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh nuôi trồng thủy sản không sử dụng hoá chất, kháng sinh cấm; nâng cao ý thức trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong sản xuất từ giai đoạn nuôi đến chế biến để tạo ra sản phẩm thủy sản đảm bảo chất lượng…
- Oxy hoà tan cao
- Tạo dòng mạnh, xi phong tốt
- Ưu điểm:
+ Tiêu thụ điện năng thấp
+ Tiêu chuẩn ISO-9001
+ Chất lượng vượt trội
- Ứng dụng:
+ Nuôi tôm thâm canh
+ Nuôi tôm trong nhà
+ Hệ thống ương nuôi tôm
Có thể bạn quan tâm
Chất lượng tôm giống luôn là vấn đề “nóng” được người nuôi hết sức quan tâm. Ghi nhận thực tế của Cục Thủy sản, từ đầu năm nay.
Nuôi tôm và cua theo hình thức thương phẩm đã khó, nhưng nuôi để sinh sản bán giống thì khó hơn nhiều.
Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở NN&PTNT) tỉnh Phú Yên, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh có 11,5ha tôm nuôi bị bệnh, trong đó 10ha tôm bị bệnh hoại tử.