Đồng Tháp Phát Triển Bền Vững Chuỗi Giá Trị Xoài

Sở Công Thương và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển đồng bằng sông Cửu Long - Đại học Cần Thơ tổ chức hội thảo “Phát triển bền vững chuỗi giá trị xoài”. Tham gia hội thảo có đại diện các doanh nghiệp thu mua và chế biến xoài từ Tiền Giang và TP.Hồ Chí Minh cùng với nông dân sản xuất và chủ vựa xoài trong tỉnh Đồng Tháp.
Nhìn chung, việc thực hiện liên kết trong sản xuất và tiêu thụ xoài bắt đầu có tín hiệu khả quan nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc nên chưa đạt sự thỏa thuận cao trong hợp đồng mua bán sản phẩm xoài; thị trường tiêu thụ chủ yếu là trong nước, sản lượng xuất khẩu và tiêu thụ qua hợp đồng cũng còn rất hạn chế, do tình trạng sản xuất quy mô nhỏ, chưa thống nhất về quy trình kỹ thuật canh tác, kỹ thuật sơ chế và cơ sở hạ tầng kỹ thuật chưa đáp ứng yêu cầu đã khiến cho giá xoài luôn không ổn định, lợi nhuận của ngành hàng không cao, nông dân luôn đối mặt với nỗi lo “trúng mùa, mất giá”...
Tại hội thảo, các giải pháp nhằm nâng cao giá trị xoài được đặt ra, đó là việc thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất xoài với quy mô lớn, rải vụ, để đáp ứng về số lượng và chất lượng xoài theo từng thời điểm, theo tiêu chuẩn GAP, tăng cường quảng bá thương hiệu xoài Đồng Tháp; cần có những biện pháp nâng cao giá trị giá tăng của sản phẩm xoài (xoài sấy dẻo, nước ép xoài); ngành hàng xoài là một trong 5 ngành hàng chủ lực trong đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh, nên cần có những biện pháp cụ thể để phát triển bền vững của cây xoài.
Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ ngày 14.5 đã phê duyệt danh mục Dự án “Hỗ trợ khẩn cấp khống chế sự lây lan dịch bệnh chưa được xác định trên tôm”.

Xuôi theo Quốc lộ 54, rẽ vào con đường láng nhựa dài 3km, hai bên đường là những ruộng khoai lang Nhật mơn mởn, chúng tôi đến trung tâm xã Thành Đông (huyện Bình Tân), địa phương được tỉnh Vĩnh Long chọn thí điểm thực hiện xây dựng nông thôn mới (NTM)

Hiện nay ở nước ta, cây gấc chủ yếu được trồng nhỏ lẻ tự cung tự cấp trong các hộ gia đình. Tuy nhiên, thời gian gần đây đã có nhiều hộ gia đình trồng gấc thương phẩm, cung cấp nguyên liệu xuất khẩu, thu lợi nhuận kinh tế cao.

Nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, nhân rộng chủ trương giữ lại vườn điều hiện có của tỉnh, năm 2011, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bình Phước là một trong số nhiều tỉnh khác thuộc khu vực Nam Bộ được tham gia thực hiện dự án trồng thâm canh cây ca cao thuộc nguồn vốn Trung ương

Năm 2011, Trạm Khuyến nông TP Thái Nguyên đã triển khai mô hình nuôi vịt sinh sản chuyên trứng an toàn sinh học tại phường Thịnh Đán, TP. Thái Nguyên, với quy mô 400 con vịt Triết Giang thương phẩm và 4 hộ nông dân tham gia mô hình.