Đồng Tháp liên kết sản xuất lúa tăng lợi nhuận
Sở NN-PTNT Đồng Tháp phối hợp với Viện Lúa ĐBSCL thực hiện mô hình ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất lúa tại các huyện: Cao Lãnh, Lấp Vò và Thanh Bình; hỗ trợ thực hiện 2 mô hình liên kết sản xuất gắn tiêu thụ với tổng quy mô 650 ha tại huyện Tân Hồng và Tháp Mười.
Việc liên kết trong sản xuất và tiêu thụ giúp nông dân tăng lợi nhuận từ 3 - 4 triệu đồng/ha/vụ so với sản xuất truyền thống. Theo Sở NN-PTNT, toàn tỉnh có 282.000ha lúa tham gia cánh đồng liên kết, trong số đó có 71.000ha diện tích thực tế được DN tiêu thụ với sản lượng 475.000 tấn.
Hiện tại, toàn tỉnh đã áp dụng cơ giới hóa khâu làm đất cho toàn bộ diện tích sản xuất, diện tích thu hoạch bằng máy đạt trên 97%, tưới tiêu bằng bơm điện đạt 82%, kỹ thuật san phẳng đồng ruộng bằng công nghệ laser đã được triển khai thực hiện ở một số HTX. Việc áp dụng cơ giới hóa, tiến bộ KHKT vào sản xuất cũng góp phần hạ giá thành, nâng cao chất lượng nông sản và cải thiện thu nhập cho nông dân.
Có thể bạn quan tâm
Mặc dù thông tin Trung Quốc ngưng nhập heo đường tiểu ngạch khiến giá heo hơi trong nước giảm 3-4 giá, nhưng nhìn chung heo xuất chuồng ở các trang trại chăn nuôi các tỉnh phía Nam hiện vẫn ổn định.
Ông Mai Sỹ Diến (SN 1963), quê quán xã Nga Hải, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, là Tỉnh ủy viên, Phó Ban Tổ chức Tỉnh ủy Thanh Hóa, được Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hóa giới thiệu ứng cử ĐBQH khóa XIV. Trong cuộc tiếp xúc cử tri trước thềm bầu cử, PV đã tìm gặp ông Diến.
Diễn biến của thị trường lợn lần này khiến chúng ta nhớ lại những cay đắng mang tên dưa hấu, cũng với cách thức thu mua ào ạt, đẩy giá lên cao rồi bỗng dưng dừng mua đột ngột khiến không ít người trồng dưa ở miền Trung, miền Nam khốn đốn.