Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Đồng Tháp đẩy mạnh sản xuất lúa hữu cơ

Đồng Tháp đẩy mạnh sản xuất lúa hữu cơ
Tác giả: Vũ Trung
Ngày đăng: 19/04/2017

Sản xuất lúa hữu cơ nhằm nâng dần chất lượng nông sản, nâng cao giá trị hạt gạo, hạ giá thành sản phẩm giúp nông dân tăng lợi nhuận. 

Trong ảnh: Sử dụng máy cấy giảm lượng giống và nâng cao giá trị lúa gạo

Đây là chiến lược phát triển ngành hàng lúa gạo trong đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Đồng Tháp.

Chàng trai 9x Võ Văn Tiếng ở xã Thường Thới Tiền, huyện Hồng Ngự sở hữu nông trại Tâm Việt với diện tích hơn 40ha lúa sản xuất hữu cơ. Anh nói không với phân hóa học và thuốc BVTV nhằm tạo ra sản phẩm “gạo ngon từ chất, chất ngọt từ tâm”.

Tiếng chia sẻ, với phương thức sản xuất tự nhiên, hạt gạo sẽ sạch và an toàn cho người sử dụng. Từ đó sản phẩm an toàn, sản xuất bền vững và hiệu quả trong những vụ mùa tới.

Không dừng lại ở đó mà nhiều HTX, tổ hợp tác trên địa bàn các huyện Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình, Tháp Mười đã áp dụng phương pháp sản xuất lúa hữu cơ mang lại hiệu quả đáng kể.

Mô hình trồng lúa hữu cơ được thực hiện tại HTX Tân Bình, huyện Thanh Bình với diện tích 10ha. Trong đó, áp dụng 2 phương pháp là sạ lan truyền thống 6ha và cấy mạ bằng máy 4ha. Kết quả cho thấy phương pháp trồng lúa hữu cơ áp dụng cấy bằng máy có hiệu quả vượt trội. Cụ thể, phương pháp này chỉ cần 5kg giống/công (công = 1.000m2), chỉ bằng 1/4 so với sạ lan truyền thống. Lúa vẫn phát triển tốt, xanh lá, cây nở bụi và ít sâu bệnh tấn công.

Đồng thời, việc sản xuất lúa hữu cơ không sử dụng thuốc BVTV và phân và thuốc hóa học. 1ha lúa hữu cơ sử dụng máy cấy cho năng suất 5 - 5,6 tấn, lợi nhuận trên 35 triệu đồng, cao hơn lúa hữu cơ sạ lan gần 13 triệu đồng và cao hơn so với canh tác lúa theo truyền thống trên 20 triệu đồng.

Sản xuất lúa hữu cơ là hướng đi bền vững

Việc sử dụng máy cấy sẽ giúp giảm hẳn lượng giống, ít sâu bệnh, năng suất cũng khá cao. Đây là phương thức giảm giống tối ưu và giảm chi phí tăng lợi nhuận. Anh Dương Thành Được ở ấp Nhì, xã An Phong, huyện Thanh Bình cho biết, việc áp dụng máy cấy với các mô hình “3 giảm, 3 tăng”; “1 phải 5 giảm” đã phát huy hiệu quả cao trong sản xuất. Năng suất lúa dao động từ 7 - 8 tấn/ha. Trừ chi phí lợi đầu tư sản xuất vẫn cho lợi nhuận cao hơn sản xuất bình thường từ 20 - 30%.

Vụ HT 2017, huyện Tháp Mười tiếp tục nhận rộng mô hình “Giảm lượng giống gieo sạ và nâng cao tỷ lệ sử dụng giống xác nhận” ở các xã, thị trấn với tổng diện tích trên 7.700ha. Tham gia mô hình này, nông dân sử dụng giống xác nhận để gieo sạ với mật độ từ 80 - 100kg giống/ha, giảm khoảng 50% so phương thức sạ truyền thống. 

Ông Ngô Tấn Ngợi, Giám đốc HTX Thạnh Phát ở xã Láng Biển, huyện Tháp Mười cho biết thêm, sử dụng giống xác nhận sẽ giảm chi phí sử dụng thuốc BVTV, công chăm sóc tăng lợi nhuận và giá trị của nông sản làm ra dễ tiêu thụ.

Diện tích lúa hữu cơ ngày càng được mở rộng ở Đồng Tháp

Hiện tại, HTX Đức Huệ ở xã Mỹ Qúy, huyện Tháp Mười sử dụng hiện tích 400ha đất thuê của doanh nghiệp và nông dân các xã Phú Thọ 150ha, xã Phú Đức 150ha, xã Phú Thành 40ha và thị trấn Tràm Chim 60ha để sản xuất lúa hữu cơ với chi phí ở mức 13 - 15 triệu đồng/ha/vụ. Những giống lúa chủ lực được trồng như Jasmine 85, OM 5451, OM 6976, OM 4900, Nàng Hoa 9… theo đơn đặt hàng của Công ty TNHH Phát Tài, Công ty Lương thực Đồng Tháp, Công ty Lương thực Tiền Giang và một số Công ty khác… với giá bao tiêu thu mua cao hơn 200 đồng/kg so với giá lúa ngoài thị trường.

Ông Huỳnh Thanh Thấm, Giám đốc HTX Đức Huệ chia sẻ: “Tham gia mô hình sản xuất lúa hữu cơ, nông dân không tốn công chăm bón, nhưng vẫn đạt được sản lượng ổn định và không phải lo tìm đầu ra cho sản phẩm. Bên cạnh đó, nông dân có thể tranh thủ thời gian làm thêm và làm thuê cho HTX để kiếm thêm thu nhập cho gia đình”.

Chiến lược sản xuất lúa hữu cơ đang là hướng đi bền vững giúp nông dân Đồng Tháp giải quyết bài toán về giá thành sản phẩm giúp nông dân tăng thêm thu nhập, ổn định cuộc sống.


Có thể bạn quan tâm

Bổ sung rơm đã xử lý vôi, ure vào khẩu phần thức ăn của gia súc nhai lại Bổ sung rơm đã xử lý vôi, ure vào khẩu phần thức ăn của gia súc nhai lại

Nước ta là nước nông nghiệp, diện tích trồng lúa là rất lớn (chiếm khoảng 35% diện tích trồng trọt), chính vì vậy, lượng rơm sản xuất ra hàng năm lớn

19/04/2017
Khánh Hòa: Công bố nhãn hiệu chứng nhận “Xoài Cam Lâm” Khánh Hòa: Công bố nhãn hiệu chứng nhận “Xoài Cam Lâm”

Công bố nhãn hiệu chứng nhận “Xoài Cam Lâm” cho 3 giống xoài tươi là: xoài Canh Nông, xoài Úc và xoài Cát Hòa Lộc sau hơn 3 năm triển khai thực hiện.

19/04/2017
Tình hình dịch cúm gia cầm và một số lưu ý đối với hộ chăn nuôi gia cầm Tình hình dịch cúm gia cầm và một số lưu ý đối với hộ chăn nuôi gia cầm

Hiện nay, dịch cúm gia cầm vẫn lác đác xảy ra ở một số nơi. Cả nước có 03 ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 xảy ra tại 03 hộ chăn nuôi trên địa bàn 03 tỉnh

19/04/2017
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.