Doanh nhân nặng lòng với con tôm
Nói về chuyện bén duyên với nghề nuôi trồng thủy sản, anh Lê Văn Lợi cho biết, bố mẹ anh vốn là nông dân, quanh năm mò cua, bắt ốc, vất vả mà thu nhập chẳng được là bao.
Nhìn thấy bố mẹ và bà con chòm xóm lam lũ, anh đã nung nấu ước mơ học ngành nuôi trồng thủy sản để có thể làm giàu được từ con tôm, con cá.
“Sau khi tốt nghiệp khoa Nuôi trồng thủy sản tại Trường Đại học Thủy sản Nha Trang, tôi làm việc cho nhiều doanh nghiệp và tranh thủ sang một số nước tiên tiến trên thế giới để học tập thêm kinh nghiệm, ấp ủ ước mơ thành lập công ty riêng” – anh Lợi bộc bạch.
Bằng nguồn vốn ít ỏi của gia đình, cùng với kinh nghiệm đúc kết sau nhiều năm, anh đã mạnh dạn thành lập Công ty TNHH Nam Thành Lợi vào năm 2013 tại thôn Khánh Tường, xã Tri Hải, huyện Ninh Hải (Ninh Thuận).
“Lúc đó tôi nhận thấy Ninh Thuận có điều kiện tự nhiên phù hợp cho nghề nuôi trồng thủy hải sản, trong khi người nuôi cả nước đang rất thiếu nguồn giống thủy sản chất lượng, sạch bệnh.
Cũng vì lẽ đó, tôi đã cùng một số thành viên bàn bạc, góp vốn thành lập thêm Công ty Aqua One, mỗi tháng cung cấp hơn 250 triệu con tôm giống cho nông dân các tỉnh thành.
Hiện, công ty đang tạo công ăn việc làm cho trên 40 lao động địa phương với thu nhập bình quân 5 triệu đồng/người/tháng” - anh Lợi nói.
Theo anh Lợi, để nâng cao chất lượng con giống phục vụ cho người nuôi trồng, anh đã nhập giống bố mẹ sạch bệnh từ Hawaii (Mỹ).
Không những chú trọng đến con giống, anh Lợi cùng các đồng nghiệp còn nghiên cứu khắc phục thành công các chứng bệnh thường gặp trên tôm như: Hội chứng tôm chết sớm, gan tụy...
Hàng năm, công ty thường xuyên cử các kỹ sư nuôi trồng thủy sản đi học tập kỹ thuật tiên tiến, đầu tư hệ thống trang thiết bị hiện đại đưa vào sản xuất.
Hiện, Công ty Aqua One đã có 2 khu sản xuất, với gần 400 hồ nuôi.
Anh Phan Khắc Nhật Tiến (phường 5, TP.Bạc Liêu) có thâm niên nuôi tôm trên 17 năm, cho biết: Ngày mới bắt tay vào nuôi tôm, anh mua phải nguồn tôm giống trôi nổi nên tỷ lệ hao hụt cao, kích cỡ tôm giống không đều nhau nên rất khó chăm sóc, khiến chi phí đầu tư cho một vụ tôm bị đẩy lên khá cao.
Được mọi người mách nước, anh đã tìm đến địa chỉ cung cấp giống uy tín của Công ty Nam Thành Lợi và Aqua One.
Trong 6 năm trở lại đây, anh đều mua tôm giống từ 2 công ty này và rất yên tâm về chất lượng.
“Mỗi năm tôi nuôi 2 vụ tôm, với diện tích 70ha, năng suất mỗi vụ thu hoạch thường cao hơn bên ngoài từ 30 – 35%, với giá bán trung bình 150.000 đồng/kg, trừ chi phí gia đình tôi lãi 1,5 – 2 tỷ đồng/vụ/ha tôm” - anh Tiến nói.
Có thể bạn quan tâm
Các thành viên Tổ hợp tác sản xuất và tiêu thụ cá bống bớp ở thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) đã liên kết chặt chẽ với nhau từ mọi khâu sản xuất, tạo thành chuỗi giá trị hiệu quả. Qua đó, từng thành viên trong tổ có thu nhập từ hàng trăm triệu đồng đến cả tỷ đồng mỗi năm.
Nhiều ý kiến cho rằng, nguyên nhân sâu xa của các rào cản kỹ thuật lập ra với cá tra Việt Nam tại các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật… cũng xuất phát từ những “scandal” không hay về mặt hàng này.
Chỉ hơn một hecta ruộng, một nông dân tại Thạnh Hóa (Long An) đã trồng hẹ nước thành công, kiếm tiền triệu mỗi ngày, lãi hơn 4 lần lúa.