Doanh nghiệp phân bón chịu 1 cổ 2 tròng
Trong ảnh: Dây chuyền sản xuất của Công ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc. Ảnh: T.L
Đó là phản ánh của nhiều DN sản xuất phân bón tại hội thảo quốc gia “Lập lại trật tự thị trường phân bón Việt Nam” do Bộ Công Thương, Bộ NNPTNT, Trung ương Hiệp hội Phân bón Việt Nam, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp tổ chức ngày 28.9 ở Hà Nội.
Tràn lan phân bón giả, nhái
Sau hội thảo này chúng tôi sẽ có văn bản gửi Chính phủ đề nghị sửa đổi Nghị định 202, nhằm góp phần tháo gỡ khó khăn cho DN sản xuất kinh doanh phân bón, từ đó cung ứng phân bón đảm bảo chất lượng tốt nhất cho bà con nông dân. Toàn bộ các kiến nghị cụ thể về sửa đổi Nghị định 202 sẽ được các bộ, ngành liên quan tập hợp và sớm trình Thủ tướng xem xét”.
Ông Lại Xuân Môn – Chủ tịch BCH T.Ư Hội Nông dân Việt Nam
Đại diện các DN sản xuất phân bón cho rằng nguồn cung phân bón đang dư thừa do phân bón nước ngoài ồ ạt tràn vào Việt Nam, trong khi nước ta cũng có quá nhiều cơ sở, DN sản xuất phân bón.
Ông Bùi Minh Tiến – Tổng Giám đốc Công ty Đạm Cà Mau cho biết: “Các DN sản xuất phân bón trong nước đang gặp nhiều áp lực do nhu cầu sử dụng phân bón có xu hướng giảm. Bên cạnh việc phải cạnh tranh với hàng phân bón nhập khẩu, các DN sản xuất phân bón chân chính còn chịu áp lực lớn từ hoạt động sản xuất kinh doanh phân bón giả, nhái. Những áp lực đó không chỉ gây thiệt thòi cho DN phân bón chân chính mà còn gây thiệt hại cho bà con nông dân”.
Một trong những tác động khiến DN sản xuất phân bón gặp nhiều khó khăn, đó là việc thực hiện Luật số 71 (bổ sung, sửa đổi một số điều của các luật về thuế). Theo các DN, Luật số 71 khiến phân bón nước ngoài ồ ạt tràn vào Việt Nam. Cụ thể, từ tháng 1.2015 nhập khẩu ure tăng 652.000 tấn, tăng gấp 3 lần so với năm 2014, khiến các nhà máy như Đạm Ninh Bình, Công ty Super Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao, Công ty Phân đạm Hà Bắc dù đã giảm công suất nhưng hàng tiêu thụ rất chậm.
Bên cạnh đó, các mặt hàng phân bón, nguyên liệu sản xuất phân bón trên thế giới đều hạ giá như khí, than giảm hơn 40%, phân urê giảm 41,25%, phân DAP giảm 25%, phân kali giảm 19% khiến giá phân bón nước ngoài nhập khẩu về rất rẻ, trong khi đó ở trong nước, giá than, khí không hề giảm, cộng với việc phải chịu Luật số 71 nên DN gặp vô vàn khó khăn”.
Đánh giá thị trường phân bón Việt Nam, ông Nguyễn Văn Thanh – Cục trưởng Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) cho biết: “Tình hình sản xuất phân bón giả, phân bón kém chất lượng ngày càng tinh vi và phức tạp bởi không chỉ xuất hiện trong cơ sở sản xuất phân bón, trong các đại lý kinh doanh mà còn gián tiếp xuất hiện qua các phòng kiểm nghiệm, kiểm định, gây bức xúc và thiệt hại lớn chưa giải quyết được.
Đồng tình với ý kiến này, ông Nguyễn Hạc Thuý – Phó Chủ tịch thường trực, Tổng Thư ký T.Ư Hiệp hội Phân bón Việt Nam bức xúc nói: “Việc xử lý nạn phân bón giả, kém chất lượng đang gặp nhiều khó khăn do có lợi ích nhóm ở một số nơi. Một số lực lượng khi thi hành công vụ đã tiếp tay cho gian thương. Các thành phần này như “quả bom nổ chậm”, gây thiệt hại cho hàng chục triệu nông dân và nền nông nghiệp nhiều năm qua”.
Cần “thanh lọc” thị trường
Đại diện cho các DN sản xuất phân bón, ông Bùi Minh Tiến đề xuất: “Với nhiều tác động khiến ngành sản xuất phân bón trong nước có nguy cơ thua trên sân nhà, chúng tôi kiến nghị Chính phủ thay đổi áp dụng thuế VAT để kịp thời bù đắp sự thiệt thòi của nông dân, đồng thời đảm bảo lợi ích hài hòa giữa hoạt động của DN và hoạt động quản lý nhà nước; tăng cường các kênh phân phối hàng là các tổ chức Hội Nông dân, HTX, tổ hợp tác để người dân yên tâm mua phân bón chất lượng với giá cả hợp lý nhất”.
Để “thanh lọc” thị trường phân bón, ông Đàm Thanh Thế - Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo 389 quốc gia đề nghị các Bộ Công Thương, NNPTNT, Quốc phòng, Công an, Tài chính chỉ đạo tăng cường thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện bắt giữ, đánh trúng vào đường dây buôn lậu, cơ sở sản xuất kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng; xác định trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị chức năng - nơi để xảy ra sai phạm và xử lý kịp thời, nghiêm minh những cán bộ, công chức tiếp tay, dung túng, bao che cho sản xuất phân bón giả, kém chất lượng”.
Ông Lương Quốc Đoàn – Phó Chủ tịch T.Ư Hội Nông dân Việt Nam kiến nghị Chính phủ và Quốc hội sửa đổi bổ sung Nghị định 202, Thông tư 41, Thông tư 29 về quản lý sản xuất kinh doanh phân bón, trong đó bổ sung một số nội dung như: Tổ chức quản lý phân bón cấp nhà nước chỉ cần để một bộ quản lý; kiện toàn và tổ chức lại hệ thống trung tâm kiểm nghiệm kiểm định; tăng mức chế tài xử phạt đối với các cơ sở, cá nhân sản xuất kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng.
Có thể bạn quan tâm
Với việc đưa giống táo đại về trồng ở quê hương, anh Tạ Văn Xứ, xóm Vò Rài, xã Hồng Việt, huyện Hòa An (Cao Bằng) đã giúp nhiều hộ dân địa phương thoát nghèo, dần vươn lên khấm khá.
Thành ủy Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 19-KH/TU về sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình hành động số 24-CTr/TU ngày 19.9.2013 của Ban Thường vụ Thành ủy về việc tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, giai đoạn từ nay đến năm 2020.
Mới đây, Sở NNPTNT Hà Nội đã phối hợp UBND huyện Gia Lâm tổ chức hội thảo “Tọa đàm giữa các nhà khoa học, quản lý, doanh nghiệp và nhà sản xuất để thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ hoa, cây cảnh”, thu hút đông đảo bà con nông dân và đội ngũ cán bộ, nhà quản lý, doanh nghiệp tham gia.