Dinh dưỡng cho cây cà phê trong mùa khô
Thời tiết này phù hợp cho cà phê tích luỹ năng lượng để sẵn sàng cho một chu kỳ trỗ hoa.
Theo Trung tâm Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ thì từ cuối tháng 11 mưa sẽ giảm dần và sang đầu tháng 12 không còn mưa và chính thức bước vào mùa khô, thời tiết khu vực Tây Nguyên nắng nhiều và trời hanh khô.
Sau một thời gian tích trữ, nếu gặp đủ nước và dinh dưỡng thì cà phê sẽ bung hoa đồng loạt, đậu quả tốt hơn. Tuy nhiên, với tình hình biến đổi khí hậu thì bắt buộc nhà nông cần phải theo sát diễn biến của thời tiết, nếu gặp mưa bất thường, lượng nước không đủ trong thời gian cây đã tích trữ đủ thời gian thì cần cung cấp nước thêm để hoa không bị nghẹn.
Với cây cà phê nói riêng, cây trồng nói chung thì việc chăm sóc cây khỏe ngay từ đầu, từ năm trước là hết sức quan trọng. Nếu cây không khỏe thì khả năng hấp thu dinh dưỡng cũng hạn chế cho dù có được bón nhiều phân hơn. Nếu cây cho năng suất vụ trước càng cao thì càng cần phải tăng lượng bón và số lần bón để đảm bảo cho năng suất vụ sau. Việc chọn các sản phẩm phân bón tốt, có bổ sung các vi lượng thông minh vừa giúp đảm bảo năng suất mùa vụ, vừa giúp cây khỏe ứng phó với tình hình biến đổi khí hậu đang diễn biến phức tạp.
Theo kinh nghiệm của ông Nguyễn Văn Lập, ngụ xã Hòa Thắng, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk và nhiều bà con nơi đây, chăm sóc cây cà phê mùa khô muốn thắng thì không được để cây “khát” trong giai đoạn cây chuẩn bị bung hoa, cần tưới nước bổ sung để hoa nở tập trung, tránh thất vụ.
Vì vậy, trong quá trình chăm bón cà phê mùa khô niên vụ 2019-2020, nông dân cần chú ý hơn đến việc điều tiết lượng nước tưới cho cây cà phê. Đặc biệt, việc chọn và sử dụng phân bón càng cần phải được quan tâm để đảm bảo một vụ mùa bội thu.
Hiện trên thị trường có nhiều loại phân bón nhưng để chọn và sử dụng phân bón thông minh cần phải quan tâm đến các yếu tố quan trọng sau:
Công thức Đạm, Lân, Kali hợp lí, phù hợp với nhu cầu tích luỹ dinh dưỡng của cà phê mùa khô, nếu giai đoạn này với thành phần NPK không hợp lí sẽ làm cà phê phát triển thân lá, hoa không trỗ đều và không tập trung, đặc biệt là trái sẽ nhỏ.
Các yếu tố trung và vi lượng phù hợp với thành phần NPK, nhất là các vi lượng cần thiết cho quá trinh ra hoa đậu quả như Kẽm, Bo. Tuy nhiên hiện nay đã có hiện tượng bà con sử dụng Kẽm, Bo dư thừa, cây chẳng những không hấp thu mà còn làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của quả, ảnh hưởng đến cây.
Bà con nông dân cần lưu ý chọn và sử dụng các dòng phân bón phù hợp để mang lại hiệu quả cao trong canh tác cà phê mùa khô niên vụ 2019-2020, giúp cây phát triển tốt, tạo tiền đề vững chắc cho một vụ mùa mới.
Theo TS Trương Hồng, nguyên quyền Viện trưởng Viện KHKT nông lâm nghiệp Tây Nguyên thì nông dân cần lựa chọn các loại phân bón có chứa trung vi lượng hợp lý, đặc biệt là Kẽm thông minh (Smart Zinc). Đây là loại kẽm chỉ giải phóng khi cây cà phê có nhu cầu nên sẽ giúp cây chủ động hấp thụ vi lượng, cung cấp Kẽm theo nhu cầu của quá trình thụ phấn của cây.
Sản phẩm NPK Đầu Trâu mùa khô niên vụ 2019-2020 với công thức 20-5-6+TE có hàm lượng NPK cân đối giúp cây cà phê hấp thụ tối ưu dưỡng chất cần thiết. Ngoài hàm lượng NPK hợp lý, sản phẩm còn được bổ sung vi lượng Kẽm thông minh giúp cây cà phê tăng khả năng chống chịu hạn, ứng phó với thời tiết khắc nghiệt của mùa khô.
Bên cạnh bón phân NPK, các nhà khoa học cũng khuyến cáo nên chú ý sử dụng các sản phẩm bổ sung như các loại hữu cơ sinh học đậm đặc, các loại humic và fulvic axit sẽ giúp cho bộ rễ cây khoẻ mạnh, từ đó, giúp cà phê hấp thụ dinh dưỡng một cách tốt nhất. Cụ thể, nông dân có thể trộn đều gói hữu cơ sinh học 100 gram Bio.Land cho 50kg NPK mùa khô để bón cho vườn cây, hoặc hoà nước tưới cho các cây suy kiệt để giúp cây phát triển rễ tốt, hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
Có thể bạn quan tâm
Tại khu vực Tây Nguyên, các doanh nghiệp và người dân đang chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch cà phê với tổng diện tích khoảng 500.000ha.
Đối với nhà vườn Tây Nguyên, việc chăm sóc cà phê mùa khô chưa bao giờ là dễ dàng.
Thực tế, những năm qua tại Tây Nguyên, diện tích cà phê bị thiếu nước tưới ngày càng nhiều, còn người dân lại tưới thừa lượng nước cần thiết.