Điều trị bệnh phân trắng trên tôm
Bệnh phân trắng trên tôm nuôi đang là vấn đề nổi cộm, ảnh hưởng lớn đến ngành nuôi tôm ở nước ta, nhất là ở những mô hình nuôi tôm công nghiệp, nuôi khép kín ít thay nước. Bệnh phân trắng thường xảy ra ở tôm nuôi sau 1 tháng tuổi, mức độ xảy ra nhiều nhất là giai đoạn 60 - 90 ngày tuổi.
Nguyên nhân
- Thức ăn không tốt, thức ăn bị nhiễm nấm mốc, độc tố… tôm ăn phải thức ăn không tốt trên sẽ bị bệnh đường ruột (bệnh phân trắng).
- Tôm ăn phải tảo độc, tảo tiết ra enzyme làm tê liệt lớp biểu mô ruột, làm ruột không hấp thu thức ăn được, tôm bị bệnh.
- Ký sinh trùng (Gregarine) bám trên thành ruột, tôm bị bệnh đường ruột.
- Vi khuẩn gây bệnh phân trắng thường gặp thuộc các chuẩn vibrio.
Triệu chứng
- Tôm yếu ăn (hoặc bỏ ăn nếu bị bệnh nặng), phân tôm nổi lên mặt nước và tập trung nhiều ở cuối hướng gió. Khi quan sát đường ruột tôm thấy trống thức ăn hoặc thức ăn bị đứt quãng.
- Kiểm tra bằng Phương pháp mô học của mẫu tôm bị bệnh phân trắng thì thấy gan cũng bị tổn thương, tế bào gan bị chết từng điểm bong ra.
- Phân tôm có màu trắng, thịt tôm không chứa đầy vỏ, vỏ mềm.
Phòng bệnh
3.1 Lựa chọn thức ăn và bảo quản thức ăn tốt
- Chọn thức ăn chuyên dùng cho tôm, thức ăn có chất lượng, đầy đủ dưỡng chất. Cho tôm ăn thức ăn đúng kích cỡ cho từng giai đoạn nuôi, với lượng thức ăn phù hợp và không bị dư thừa. Thức ăn phải được bảo quản tốt, không nhiễm nấm mốc, độc tố.
- Trong quá trình nuôi nên bổ sung thường xuyên men tiêu hóa có lợi cho đường ruột tôm, bằng cách trộn BIOZYME for shrimp hoặc BIOTIC for shrimp và HEPATIC với thức ăn và cho tôm ăn mỗi cữ ăn. Bà con chăn nuôi nên bổ sung thêm BIO-ACTIVIT for shrimp cho tôm ăn để trợ giúp cơ quan miễn dịch của tôm hoạt động hiệu quả, ngăn chặn các tác nhân gây bệnh…
3.2 Quản lý tốt môi trường ao nuôi
- Tỷ lệ thả tôm giống phải phù hợp với mức độ đầu tư và trình độ nuôi, không nên thả dày. Đặc biệt trước khi thả tôm phải cải tạo chuẩn bị ao thật kỹ, đúng quy trình, ao nuôi tôm công nghiệp phải có đầy đủ trang thiết bị như máy quạt nước, máy sục khí ôxy đáy....
- Có chế độ thay nước định kỳ, ngăn ngừa sự phát triển của tảo độc và diệt khuẩn trong ao bằng các sản phẩm như BIO ABC for shrimp hoặc BIO BKC for shrimp, khoảng nửa tháng 1 lần để phòng tôm ăn phải tảo độc gây bệnh.
- Định kỳ 10 ngày/lần, dùng men vi sinh xử lý đáy ao như BIO- BACTER for shrimp hoặc BIO SUPERBAC for shrimp để phân hủy chất hữu cơ có trong ao do phân thải ra hàng ngày, do tảo tàn, thức ăn thừa, xác vỏ tôm lột xác... tạo môi trường ao nuôi thông thoáng, sạch bệnh.
Trị bệnh
1. Đối với thức ăn: Trộn bổ sung men đường ruột BIOZYME for shrimp hoặc BIOTIC for shrimp cho tôm ăn mỗi cữ ăn để hỗ trợ tiêu hóa đồng thời trộn BIO HEPATIC for shrimp hoặc BIO ACTIVIT for shrimp cho tôm ăn nhằm giúp tăng khả năng đào thải độc tố trong cơ thể tôm.
2. Đối với yếu tố môi trường:
- Nếu do tảo độc: Thay nước nhiều hơn bình thường, kế tiếp tạt BIO ANTISHOCK for shrimp hoặc BIO ANTISTRESS for shrimp giúp chống shock tôm. Tiếp theo dùng BIO ABC for shrimp hoặc BIO BKC for shrimp để diệt tảo độc.
Sau khi dùng thuốc diệt tảo độc khoảng 2 ngày: dùng men vi sinh xử lý đáy ao như BIO- BACTER for shrimp hoặc BIO SUPERBAC for shrimp để phân hủy xác tảo chết. Đồng thời trộn thêm men tiêu hóa BIO ZYME for shrimp hoặc BIOTIC for shrimp ít nhất 7 ngày giúp phục hồi đường ruột cho tôm.
- Nếu do vi khuẩn gây bệnh: Kháng sinh đặc trị bệnh phân trắng là BIO SULTRIM 48% liều 10 ml/kg thức ăn, cho ăn 7 ngày hoặc BIO OXYTETRA 50% liều 1 g/kg thức ăn, cho ăn trong 5 - 7 ngày. Sau khi dùng kháng sinh trộn men tiêu hóa BIO ZYME for shrimp hoặc BIOTIC for shrimp ít nhất 7 ngày nhằm giúp phục hồi hệ vi sinh vật đường ruột tôm nuôi.
Song song với đó, dùng thuốc sát trùng BIO POVIDINE for shrimp hoặc BIOXIDE for shrimp diệt vi khuẩn có trong nguồn nước, tránh vi khuẩn từ bên ngoài tấn công tôm.
Có thể bạn quan tâm
Lợi ích của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng tích hợp với rong biển xanh trong hệ thống nuôi trồng thủy sản trao đổi nước tối thiểu.
Bệnh mềm vỏ thường xảy ra ở tôm nuôi. Tôm bị bệnh có các biểu hiện: vỏ mềm, mỏng; vỏ có màu sẫm, bị nhăn, gồ ghề... tôm dễ bị cảm nhiễm với các bệnh nhiễm khuẩn
Hội chứng chết đỏ thân là một trong những bệnh phổ biến gây chết hàng loạt trên tôm thẻ chân trắng ở nước ta.