Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi lợn (Heo)

Dịch tai xanh - Điều trị các bệnh bội nhiễm - Phần 1

Dịch tai xanh - Điều trị các bệnh bội nhiễm - Phần 1
Tác giả: Th.s Nguyễn Thị Ánh Tuyết
Ngày đăng: 15/07/2016

1. Các bệnh đường hô hấp (suyễn heo, viêm phổi - màng phổi, tụ huyết trùng, bệnh Glasser):

Heo mắc suyễn heo dễ bị bội nhiễm bệnh tai xanh và ngược lại.

Trong trường hợp bội nhiễm một hay nhiều bệnh đường hô hấp, heo mắc bệnh tai xanh biểu hiện các triệu chứng trầm trọng hơn, đặc biệt biểu hiện hô hấp:

- Ho nhiều và sốt cao hơn (41-42oC).

- Thở khó trầm trọng, há miệng thở, ngồi như chó ngồi.

- Dịch mũi nhiều, nhầy, đục, đóng cục ở lỗ mũi.

- Kiệt sức. Tỉ lệ chết cao.

Ngoài các triệu chứng chung như trên, có thể phân biệt từng bệnh qua một số triệu chứng như sau:

Suyễn heo

Viêm phổi màng phổi

Tụ huyết trùng

Bệnh Glasser

Ho khan, tràng dài 7-10 cái, ngồi ho kiểu chó ngồi.

 

- Ho ngắn 2-3 cái/lần.

- Thở khó, nặng, kéo bụng, có tiếng rít.

Có các cơn thở khó, thở nhanh, trầm trọng, hồng hộc, cách nhau vài giờ.

Có triệu chứng thần kinh: heo nằm nghiêng một bên, run, chân bơi chèo, nhưng không phù như E.coli phù.

Cách điều trị:

* Kháng sinh: Tiêm 1 liều duy nhất Tulavitryl 1 ml/40 kg thể trọng để điều trị tất cả các bệnh bội nhiễm trên đường hô hấp.

Riêng trường hợp bội nhiễm bệnh tụ huyết trùng:

Để ngăn ngừa heo bị nhiễm khuẩn huyết có thể tiêm nhắc lại một liều Tulavitryl kể từ ngày thứ 3-5 sau khi tiêm Tulavitryl liều đầu hoặc chọn một trong các loại kháng sinh đặc trị bệnh tụ huyết trùng sau:

- Vimelinspec: 1 ml/10 kg TT/ngày, trong 3-5 ngày.

- Forloxin: 1 ml/10-15 kg TT/ngày, trong tục 3-5 ngày.

* Các thuốc hỗ trợ:

- Furovet 1 ml/20 kg TT/ngày, trong 3 ngày, giúp giảm phù nề phổi, tích dịch gây thở khó.

- Vimeliptyl: 1 ml/15 kg TT, sát trùng đường hô hấp, long đàm.

- Bromhexine: tiêm 1 ml/10-15 kg TT/ngày, trong 5 ngày, hoặc Mucostop 1 g/7-10 kg TT giúp long đàm, giảm ho.

- Ketovet: 1 ml/16 kg TT/ngày, trong 5 ngày giúp kháng viêm, hạ nhiệt.

- Vitamin C 1000: 1 ml/10 kg TT để tăng sức đề kháng.

 2. Bệnh phó thương hàn:

Ngoài các triệu chứng bệnh tai xanh, heo sốt rất cao nhưng tai lạnh, phân bón lọn (phân cứt dê), nếu nặng hơn phân có màng nhày bao quanh và sau đó tiêu chảy phân có thể có máu, có thể xuất huyết nốt trên da.

Cách điều trị:

* Kháng sinh tiêm:

- Vime-sone 1 ml/5-10 kg TT kết hợp với Septryl 240 1 ml/10-15 kg TT, trong 5 ngày.

- Hoặc Vimefloro FDP 1 ml/5-10 kg TT kết hợp với Septryl 240 1 ml/10-15 kg TT/ngày, trong 5 ngày.

* Các thuốc hỗ trợ:

- Urotropin: 1 ml/5-10 kg TT, ngày 1-2 lần.

- Vime-Canlamin 1 ml/5 kg TT, ngày 1 lần và B.Complex fortified 1 ml/10 kg TT, 1 lần/tuần giúp nâng thể trạng, tăng sức đề kháng.

- Vitamin K: 1 ml/5-7 kg TT.

- Men tiêu hóa: Vizyme: 2-5 g/con/ngày, hoặc Vime 6 way 1 g/2 lít nước, cho uống 7 ngày.


Có thể bạn quan tâm

Hệ tiêu hóa của heo con và bệnh tiêu chảy - Phần 2 Hệ tiêu hóa của heo con và bệnh tiêu chảy - Phần 2

Hệ tiêu hóa của heo con và bệnh tiêu chảy - Phần 2

12/07/2016
Thiến heo mang lại hiệu quả kinh tế như thế nào Thiến heo mang lại hiệu quả kinh tế như thế nào

Nếu bạn quyết định thiến heo - , thông thường bạn sẽ phải trả 1 khoản phí cho người cung cấp dịch vụ này, dù đôi khi 1 số chủ trại có thể tự thiến heo.

12/07/2016
Những điều cần biết khi nuôi heo nái Những điều cần biết khi nuôi heo nái

Những điều cần biết khi nuôi heo nái

12/07/2016
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.