Đề Xuất Bảo Tồn Và Nhân Rộng Giống Sầu Riêng SR HB11
Theo Trung tâm Nghiên cứu cây ăn quả miền Đông Nam bộ (huyện Tân Thành), kết quả điều tra khảo sát các cá thể sầu riêng từ năm 2011-2013 tại 6 tỉnh: BR-VT, Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Nai và Bình Dương đã ghi nhận 46 cá thể có năng suất, phẩm chất nổi trội, trong đó có một cá thể sầu riêng “SR HB11” của BR-VT.
Hiện cây sầu riêng “SR HB11” đang được ông Văn Văn Danh, xã Long Phước (TP. Bà Rịa) chăm sóc và quản lý trong vườn sầu riêng với nhiều giống khác nhau.
Theo hồ sơ đề nghị công nhận cây đầu dòng sầu riêng “SR HB11” của Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả miền Đông Nam bộ, đây là loại sầu riêng có một số đặc điểm nổi trội như: năng suất ổn định, sau 3 năm theo dõi đạt bình quân 352 kg/cây (cây 17 năm tuổi); tỷ lệ thịt quả, tỷ lệ hạt lép, độ dày cơm tương ứng với cây đầu dòng đã được công nhận, tuy nhiên thịt quả có màu vàng hơn, cơn ráo, rất béo; khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, cụ thể không nhiễm bệnh thối gốc, chảy mủ và rầy phấn trắng.
Trung tâm Nghiên cứu cây ăn quả miền Đông Nam bộ cũng đề xuất, đây là giống sầu riêng cần được công nhận, bảo tồn và nhân giống để phát triển mở rộng sản xuất trên địa bàn tỉnh.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 3/9, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Dũng họp chỉ đạo một số sở, ngành tỉnh, huyện liên quan xúc tiến đầu tư các dự của Công ty TNHH MTV Việt - Úc trên địa bàn tỉnh. Hiện tại, Công ty TNHH MTV Việt - Úc xin đầu tư 4 dự án gồm: Ðầu tư xây dựng khu sản xuất tôm sú và thẻ chân trắng bố mẹ tại đảo Hòn Khoai; Khu sản xuất giống thuỷ sản tập trung (giai đoạn II) và trung tâm giống cấp I tại huyện Ngọc Hiển; Nuôi tôm công nghiệp công nghệ cao; Xây dựng nhà máy chế biến thức ăn thuỷ sản tại Khu Công nghiệp Khánh An, huyện U Minh.
Theo Sở NN&PTNT, từ đầu năm đến nay, việc nuôi trồng, khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định có nhiều chuyển biến tích cực nhờ ngư dân đã chủ động bám biển đánh bắt, khai thác thủy sản; các mô hình cộng đồng tham gia quản lý, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản triển khai có hiệu quả…
Trong 2 ngày 5 và 6/9, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Nghệ An đã tiến hành thả rạn nhân tạo tại vùng biển xã Diễn Kim, huyện Diễn Châu và Quỳnh Long, Quỳnh Lưu.
Bức xúc trước tình trạng nước thải ô nhiễm của các nhà máy xả trực tiếp ra sông làm chết cá, người nuôi cá mang cá chết đến đổ tại doanh nghiệp.
Đến hẹn lại lên, vào thời điểm này, khi nói đến vùng đất đầu nguồn sông Tiền Tân Châu (An Giang), ai cũng đều nghĩ đến hình ảnh những cánh đồng trắng xóa, hay bắt gặp hình ảnh mọi người đang trên những chiếc xuồng cùng với chài, lưới hay những ngư cụ khác để đánh bắt thủy sản, cùng với đó, là màu vàng của bông điên điển, là bông súng ngoi lên trên mặt nước hay những rau muốn đồng vượt nước non miểu, đó là những thứ mà thiên nhiên ban tặng cho những người nông dân mỗi khi lũ về. Và chắc hẳn, người dân xã Vĩnh Xương, nơi giáp với nước bạn Campuchia vẫn luôn được mọi người biết đến với nghề đánh bắt thủy sản và tên gọi cư dân vùng “rốn” lũ. Bởi lẽ, mùa nước lên cũng là thời điểm ăn nên làm ra của bà con nơi đây.