Đề xuất 9.200 tỷ đồng xây cầu, đường nông thôn
Dự án có tổng mức đầu tư hơn 9.200 tỷ đồng; gồm 3 hợp phần chính là nâng cấp, cải tạo, sửa chữa định kỳ đường địa phương (gọi tắt là hợp phần đường); xây dựng cầu dân sinh (gọi tắt là hợp phần cầu) và hợp phần tư vấn chung.
Đối với hợp phần xây dựng cầu dân sinh, hiện Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã xác định 50 tỉnh, thành phố có xã thuộc vùng dân tộc, miền núi để xây dựng cầu.
2.192 cầu dân sinh sẽ được đầu tư xây dựng ở các xã nêu trên với tổng vốn đầu tư là 5.798 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Văn Huyện - Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết: "Tuổi thọ cầu được thiết kế 25 năm, tải trọng đoàn người đi bộ rải đều 300 kg/m2, bề rộng khổ cầu 1,5m đối với cầu có số lượt người đi ban đầu 50-500 người/ngày và 2m với cầu có số lượt người đi ban đầu lớn hơn 500 người/ngày".
Bên cạnh đó, hợp phần nâng cấp, cải tạo, sửa chữa định kỳ đường địa phương với tổng mức đầu tư 3.296 tỷ đồng sẽ được thực hiện tại 14 tỉnh khu vực phía Bắc và duyên hải miền Trung.
Đây là khu vực có tỷ lệ hộ nghèo cao.
Hợp phần tư vấn chung bao gồm các công việc tư vấn chung cho toàn bộ dự án, hỗ trợ kỹ thuật và bảo trì đường bộ dựa trên cộng đồng...
có giá trị 108,45 tỷ đồng.
Theo quy hoạch phát triển giao thông nông thôn đến năm 2020, sẽ từng bước kiên cố hóa cầu vượt sông, suối phục vụ dân sinh ở các khu vực miền núi; xóa bỏ toàn bộ cầu khỉ ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Ông Nguyễn Văn Huyện cho hay: "Bộ GTVT đã lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư xây dựng cầu dân sinh đảm bảo an toàn giao thông vùng dân tộc thiểu số với phạm vi nghiên cứu 50 tỉnh, trong đó ưu tiên xây dựng 4.145 cầu dân sinh".
Hiện giai đoạn 1 xây dựng 186 cầu treo đã được hoàn thành bằng nguồn ngân sách nhà nước.
Bộ GTVT đang triển khai giai đoạn 2 xây dựng 295 cầu treo và 3.664 cầu bê tông với tổng giá trị đầu tư 7.407 tỷ (chưa bao gồm chi phí xây dựng đường hai đầu cầu, chi phí giải phóng mặt bằng...).
Có thể bạn quan tâm
Theo Quyết định 580, ngân sách trung ương hỗ trợ kinh phí mua hạt giống cây trồng để thực hiện chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây màu tại vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đối tượng áp dụng là hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân. Cây trồng chuyển đổi được hỗ trợ: Ngô, đậu tương, vừng, lạc, dưa, rau các loại.
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành quyết định quy định tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Là xã miền núi còn nhiều khó khăn, nhưng sau gần 5 năm triển khai Chương trình xây dựng NTM, xã Ba (huyện Đông Giang, Quảng Nam) đã đạt nhiều kết quả ngoài mong đợi.