Dễ Trồng, Năng Suất Cao
Đu đủ Đài Loan dễ trồng, vốn đầu tư thấp, ít sâu bệnh nhưng lại cho năng suất cao. Mô hình kinh tế này đang được bà con nông dân chú ý.
Theo nhiều người dân Khánh Vĩnh (Khánh Hòa), chuyện trồng đu đủ giống Đài Loan không còn mới. Một số hộ dân vẫn trồng trong vườn nhà để phục vụ cho cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, trồng đu đủ Đài Loan mang lại giá trị kinh tế cao vẫn còn hiếm. Ông Ngô Văn Tú - Chủ tịch Hội Nông dân xã Sông Cầu, giới thiệu với chúng tôi gia đình anh Nguyễn Văn Khoa ở thôn Đông trồng đu đủ Đài Loan có thu nhập cao. Đây là mô hình trồng đu đủ Đài Loan đầu tiên có hiệu quả và được nhiều nông dân chú ý. Mô hình kinh tế này đã từng được Hội Nông dân xã Sông Cầu giới thiệu với Hội Nông dân huyện Khánh Vĩnh nhằm tạo hướng làm ăn mới cho bà con nông dân.
Đu đủ Đài Loan dễ trồng, ít sâu bệnh nhưng cho thu nhập khá. Đặc điểm của giống đu đủ này là cây thấp, ra hoa quanh năm, trái rất sai và to. Nếu điều kiện chăm sóc tốt, mỗi cây ra 1 đợt trung bình từ 30 quả trở lên. 1 quả thường có trọng lượng khoảng 1,5 - 2kg. Anh Khoa cho biết, anh lập vườn đu đủ vào tháng 12-2005, diện tích 0,5 ha, trồng khoảng 700 gốc. Đến thời điểm này, vườn đu đủ cho trái đã gần 3 tháng. Anh thu nhập bình quân mỗi tháng 5 triệu đồng. Lái buôn đặt mua sản phẩm tận vườn nhưng không có để bán. Do đặc điểm trái to, ruột tím, giòn và khi chín có màu sắc đẹp hơn đu đủ thường nên được nhiều người mua, nhất là trong các dịp lễ, Tết.
Kỹ thuật trồng đu đủ tím rất đơn giản. Giống bán nhiều tại các đại lý hạt giống, giá 1.000 đồng/hạt. Ươm hạt giống trong bọc ni lông, mầm phát triển khoảng 1,5 tháng thì mang ra vườn trồng (đất đã canh tác). Cây đu đủ phát triển khoảng 8 tháng thì cho quả. Ngoài việc làm cỏ sạch sẽ, bón lót phân chuồng khi trồng và phân hóa học theo định kỳ 3 tháng 1 lần, thì không mất thời gian chăm sóc nhiều. Đặc biệt, cây đu đủ quanh năm hầu như không có sâu bệnh. Thỉnh thoảng do thời tiết xấu nên trên lá có xuất hiện nhện tím, chỉ cần phun thuốc nhẹ, nhện tím chết rất nhanh.
Có thể bạn quan tâm
Cây đu đủ thường hay bị sâu bệnh phá hoại như tuyến trùng hại rễ, nhện đỏ chích hút làm lá vàng ra. Rệp sáp và bọ trĩ chích hút làm cây và quả mất nhựa, lại còn truyền virus gây bệnh xoắn lá.
Các giống đu đủ của Việt Nam hay của Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc, ấn Độ... đều để giống được, với điều kiện không phải là giống lai F1. Các giống của Đài Loan có tỷ lệ cây cái cao và thường thuộc loại cây lai nhân tạo.
Đu đủ chín chứa khoảng 70% nước, 13% đường, không có tinh bột, có nhiều carotenoit, axit hữu cơ, vitamin A, B, C, Protit, 0,9% chất béo, xenlulôzơ (0,5%), canxi, photpho, magiê, sắt, thiamin, riboflavin...
Tháp hay giâm cành đu đủ đều được cả, nhưng tốn công vô ích. Trái lại trồng bằng hột thì dễ dàng tiện lợi. Trái đu đủ đã nhiều hột, mà hột lại tồn trữ dễ dàng.
Cây đu đủ, tên La-tinh là Carica papaya, có nguồn gốc trung Mỹ. Đây là một cây trái rất quen thuộc được trồng ở khắp mọi nơi, từ một vài cây quanh nhà, bờ đê đến xen canh cây lâu năm, hoặc có nơi trồng nguyên vườn.