Trang chủ / Rau củ quả / Đậu tương

Để Lạc Thu Đông Mọc Đều

Để Lạc Thu Đông Mọc Đều
Ngày đăng: 12/08/2013

Lạc là cây công nghiệp ngắn ngày, dễ trồng, dễ chăm sóc, có thể gieo trồng được nhiều vụ trong năm nên cho hiệu quả kinh tế cao đồng thời còn là loại cây góp phần cải tạo đất rất tốt vì bộ rễ có nhiều nốt sần có thể tổng hợp được đạm từ không khí kết hợp với lượng chất xanh từ thân, lá là nguồn phân hữu cơ giàu đạm cung cấp thêm cho đất, nhất là với những vùng đất bạc màu.

Kỹ thuật trồng lạc thì nhà nông ai cũng biết, tuy nhiên để cho lạc nẩy mầm đều, cây sinh trưởng khỏe, cho nhiều quả, đạt năng suất cao thì không phải nhiều người đều hay. Thời vụ gieo trồng lạc thu đông sắp đến, chúng tôi xin giới thiệu kinh nghiệm của một số trồng lạc (đậu phộng) giỏi ở xã Hải Xuân, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định để bà con các nơi tham khảo, áp dụng:

- Chọn hạt giống để gieo: Chọn hạt to, mẩy, đều, màu sắc còn tươi sáng, đúng giống theo yêu cầu thời vụ để gieo. Vì lạc đông cơ bản lấy giống từ nguồn lạc trồng vụ xuân, thu hoạch trong điều kiện thời tiết nóng và ẩm, hạt có chứa nhiều tinh dầu nên rất dễ mất sức nẩy mầm, thường chỉ đạt 70-75% do đó nên kiểm tra lại tỷ lệ nẩy mầm trước khi gieo bằng 2 cách: gieo thử trong cát ẩm hoặc tách nhân hạt để quan sát phôi và 2 lá mầm của giống. Nếu thấy phôi còn màu trắng hồng, lá mầm không có biểu hiện xỉn mốc là hạt còn tốt.

- Xử lý hạt giống trước khi gieo: Trước khi tách hạt khỏi vỏ nên phơi lại 1-2 nắng nhẹ (30-32oC) để “đánh thức” và tăng thêm sức nẩy mầm cho hạt giống. Ngâm hạt giống cho hút no nước rồi để ráo, ủ cho nứt nanh rồi chọn hạt tốt để gieo. Kết quả theo dõi của các nhà khoa học Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải miền Trung cho thấy, các loại thuốc bảo quản hạt giống đã ngăn trở các vi khuẩn trong các nốt sần ở rễ tạo đạm từ khí trời để cung cấp thêm cho cây và đất nên thường cho năng suất thấp hơn là những lô hạt giống không có chất bảo quản chống nấm mốc. Do đó, với hạt giống có xử lý hóa chất chống nấm trong quá trình bảo quản, nên ngâm, rửa, thay nước vài lần trước khi ủ nhằm loại bỏ hết các thuốc chống nấm trước khi gieo.

- Trong trường hợp gieo hạt khô không qua ngâm ủ, nên thử lại tỷ lệ nẩy mầm (đạt trên 90%) và nên gieo 1-2 hạt/hốc, chỉ lấp một lớp đất mỏng 3-4cm. Có thể tưới nhẹ đạt độ ẩm đất 65-70% trước hoặc sau khi gieo nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hạt nẩy mầm nhanh và đều.


Có thể bạn quan tâm

Kinh Nghiệm Trồng Đậu Tương Sau Vụ Ngô Kinh Nghiệm Trồng Đậu Tương Sau Vụ Ngô

Mục đích: Cải tạo đất và có thêm thu nhập cải thiện đời sống gia dình. Bước 1: Chuẩn bị làm đất - Phát cỏ, dọn sạch đổ thành đống và đốt, sau đó dùng Trâu cày - Thời gian cày vào khoảng đầu tháng 7 dương lịch, cày xong phơi để ải trong 15 ngày - Làm luống rộng 35 - 40 cm, cao 20 cm, dài tùy theo nương, đào hốc trồng ngô với hốc cách hốc 30 cm, luống cách luống 25 - 30 cm

29/10/2013
Trồng Đậu Nành Rau Trồng Đậu Nành Rau

1. Đất trồng: Các loại đất màu và đất lúa chủ động tưới tiêu đều có thể trồng được đậu nành rau. Nhưng những loại đất thịt nhẹ, có độ phì cao, tơi xốp thì đậu nành rau sẽ thu được năng suất cao. Độ pH thích hợp cho đậu nành rau là 5,8 - 6,5. - Phân bón: tùy thuộc vào độ phì của đất. Ở mức trung bình cần bón 10 tấn phân chuồng, 40 kg N, 80 kg P2O5, 70 kg K2O cho 1 ha. Ở đất nghèo dinh dưỡng có thể bón 50 kg N, 100 kg P2O5, 90 kg K2O và 15-20 tấn phân chuồng cho 1 ha. Bón làm 2 lần: lần thứ 1 bón lót phân chuồng, phân lân, phân kali và 50% phân đạm; 50% phân đạm còn lại bón thúc vào lúc bắt đầu hình thành quả.

29/10/2013
Bệnh Đốm Phấn Bệnh Đốm Phấn

Triệu chứng bệnh Bệnh còn được gọi là bệnh sương mai, rất phổ biến ở các vùng có khí hậu ẩm. Ở Đồng bằng sông Cửu long, bệnh thường nặng vào vụ Hè Thu và có thể thành dịch khi gặp điều kiện thuận lợi, ngay cả trong vụ Đông Xuân. Điều kiện khí hậu ở nước ta rất thích hợp cho bệnh này phát triển.

29/10/2013
Canh Tác Đậu Nành Trên Đất Ruộng Lúa Canh Tác Đậu Nành Trên Đất Ruộng Lúa

Cách trồng không làm đất: Muốn trồng đậu nành trên ruộng không làm đất đạt kết quả tốt cần chú ý những điểm sau: Trồng lúc đất còn ẩm, chưa bị nứt nẻ hoặc đất khi gieo hạt phải đủ ẩm. Do đó, sau khi thu hoạch lúa tranh thủ xuống giống khi đất còn ẩm, nếu ruộng quá khô cần cho nước vào tạo độ ẩm cho đất.

29/10/2013
Kỹ Thuật Trồng Đậu Tương Năng Suất Cao Kỹ Thuật Trồng Đậu Tương Năng Suất Cao

Cây đậu tương là cây thực phẩm có hiệu quả kinh tế lại dễ trồng. Sản phẩm từ cây đậu tương được sử dụng rất đa dạng như dùng trực tiếp hạt thô hoặc chế biến thành đậu phụ, ép thành dầu đậu nành, nước tương, làm bánh kẹo, sữa đậu nành, okara... đáp ứng nhu cầu đạm trong khẩu phần ăn hàng ngày của người cũng như gia súc.

29/10/2013