Trang chủ / Cây ăn trái / Đu đủ

Để Đu Đủ Cho Trái Dài, Năng Suất Cao

Để Đu Đủ Cho Trái Dài, Năng Suất Cao
Ngày đăng: 30/08/2013

Đu đủ là cây ưa nắng do đó cần trồng khoảng cách và mật độ thích hợp (2 - 2,5m x 3m).

Không nên dùng phân hoá học và hạn chế tối đa phân đạm để bón cho đu đủ vì cây dễ bị lốp (tốt lá, xấu quả), dễ hấp dẫn côn trùng, gây ngộ độc cho người tiêu dùng do dư lượng nitrat (NO3) trong quả cao, gây đắng chát, dễ dẫn đến ung thư.

Nên bón nhiều phân chuồng, phân vi sinh, phân có nguồn gốc từ thực vật, động vật sau mỗi đợt thu quả nhằm tăng cường dinh dưỡng cho cây. Thường xuyên cung cấp đủ nước cho quả mau lớn, lớn đều. Khống chế chiều cao cây dưới 2m bằng cách cắt ngọn, trát bùn rơm hoặc bọc nylon để kích thích cây ra các ngọn mới. Chọn để lại 2 - 3 ngọn chồi mới khỏe mạnh phân đều về các hướng.

Không được trồng đu đủ liên tục nhiều vụ trên một diện tích vì dễ bị bệnh xoăn lá virus chưa có thuốc chữa. Nên luân canh với các cây trồng khác ít nhất 2 - 3 năm mới được trồng đu đủ lại.

Để đu đủ có trái dài, năng suất cao cần chú ý các kỹ thuật sau:

Khi gieo hạt, chọn những hạt to, nặng và chìm khi thả trong nước để có cây con tốt, sau đó đưa cây con ra bầu để dưỡng thêm một thời gian, đem trồng mỗi mô 2 bầu. Sau khi trồng 2,5 - 3 tháng (tùy theo mùa) thì cây ra hoa. Bóc những hoa đầu tiên ra xem. Nếu thấy hoa có bầu noãn được bao bọc bởi các túi phấn hoa đực màu vàng thì đó là cây lưỡng tính, nên chọn trồng những cây này. Bởi cây lưỡng tính rất dễ đậu trái, năng suất cao, trái lại dài.

Nếu thực hiện được các bước trên một cách tỉ mỉ thì sẽ chọn được từ 98 - 100% cây trái dài. Nhớ khảo sát hoa sớm để kịp thời loại bỏ cây cái và cây đực, tránh cạnh tranh dinh dưỡng.

Khi đã chọn được cây như ý muốn thì cần chú ý khâu bón phân. Do cây đu đủ đời sống ngắn, sản lượng cao, ra hoa, trái quanh năm vì vậy đòi hỏi về phân rất lớn. Sử dụng lượng phân bón cho 1cây/năm như sau: Phân chuồng 3 - 5kg, phân urê 200g, super lân 500 - 600g, KCl 200 - 300g.

Đu đủ chín quanh năm nên phân bón chia làm nhiều đợt bón, khoảng 3 - 4 lần/năm. Có thể sử dụng dạng phân đơn hoặc phân hỗn hợp khác nhưng cần phải cân đối hàm lượng đạm, lân, kali. Bón đủ kali sẽ làm tăng chất lượng, đu đủ ngọt, giòn. Rễ đu đủ ăn nông, rất sợ bị chạm rễ, khi bón phân tốt nhất là rắc phân lên mặt đất, sau đó phủ rác, đất vụn lên trên (bùn phơi khô càng tốt).


Có thể bạn quan tâm

Cách Chọn Giống Đu Đủ Cho Nhiều Quả Cách Chọn Giống Đu Đủ Cho Nhiều Quả

Các giống đu đủ của Việt Nam hay của Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc, ấn Độ... đều để giống được, với điều kiện không phải là giống lai F1. Các giống của Đài Loan có tỷ lệ cây cái cao và thường thuộc loại cây lai nhân tạo.

20/07/2013
Kỹ Thuật Trồng Cây Đu Đủ Kỹ Thuật Trồng Cây Đu Đủ

Đất gieo hạt: trộn đều 2 phần đất + 1 phần phân chuồng hoai mục, cho hỗn hợp vào các túi bầu kích thước 7 x 10 cm khoảng 2/3 túi (các túi bầu đã đục lỗ)

20/07/2013
Kỹ Thuật Trồng Đu Đủ Đài Loan Kỹ Thuật Trồng Đu Đủ Đài Loan

Giống đu đủ Đai Loan là giống đu đủ mới được nhập vào trồng ở nước ta trong thời gian gần đây. Do có nhiều ưu điểm: cây thấp trung bình 1,5-2,5m, sinh trưởng khỏe, ít bị nhiễm bệnh khảm, có ti lệ cây cái cao

31/01/2013
Trồng Cây Đu Đủ Theo Phương Pháp Mới Trồng Cây Đu Đủ Theo Phương Pháp Mới

Đu đủ là loại cây trồng có giá trị kinh tế khá cao. Tuy nhiên, hạn chế của đu đủ là thường bị bệnh xoắn lá, xoắn đọt, làm cho cây còi cọc không ra trái được. Qua nhiều năm canh tác loại cây này, anh Nguyễn Thành Khải, ở thôn Phú Thạnh, xã Mỹ Sơn (Ninh Sơn) đã đúc kết được những kinh nghiệm quý.

29/07/2013
Bệnh Đốm Vòng Đu Đủ Và Cách Phòng Trị Bệnh Đốm Vòng Đu Đủ Và Cách Phòng Trị

Bệnh đốm vòng (Papaya Ringspot Virus) còn gọi là bệnh đốm hình nhẫn, là một bệnh rất phổ biến trên cây đu đủ, gây trở ngại lớn cho nghề trồng đu đủ ở nước ta. Bệnh có thể gây hại ở nhiều bộ phận khác nhau của cây từ lá, quả đến thân và cuống lá.

14/08/2013