Đẩy mạnh phong trào nông dân thi đua SXKDG
Nhờ vậy, đời sống của HV được cải thiện rõ nét, hộ khá, giàu tăng; hộ nghèo giảm mạnh.
Nhiều hộ trồng mai cảnh ở Nhơn An đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Theo ông Lê Đình Ân, Chủ tịch HND xã Nhơn An, xã có 85% số hộ nông dân chuyên sản xuất nông nghiệp, còn lại hoạt động ngành nghề truyền thống, kinh doanh dịch vụ.
Hội đã tham mưu cấp trên phối hợp với ngành chức năng chuyển giao tiến bộ KHKT trong trồng trọt, chăn nuôi cho nông dân; phân công hộ sản xuất kinh doanh giỏi (SXKDG) giúp đỡ từ 3 - 5 hộ nông dân khó khăn.
HND xã đã xây dựng Quỹ hỗ trợ nông dân được gần 48 triệu đồng, kết hợp 300 triệu đồng từ Quỹ hỗ trợ nông dân T.Ư và HND tỉnh, huyện, giúp 19 hộ nông dân nghèo đầu tư phát triển sản xuất và đã thoát nghèo
. Hội còn đứng ra tín chấp các tổ chức tín dụng cho 290 hộ HV vay đầu tư trồng mai kiểng, nuôi bò lai, nuôi heo, nuôi gia cầm gần 6 tỉ đồng; qua đó tạo thêm nhiều việc làm cho nông dân.
Những năm qua, tổng thu nhập của 1.500 hộ nông dân ở 5 làng nghề trồng mai cảnh trên địa bàn xã từ 15 - 17 tỉ đồng/năm; nhiều hộ thu lãi từ 200 triệu đến 300 triệu đồng/năm.
HND xã còn làm tốt công tác vận động HV tham gia liên doanh liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa giống, đảm nhận sản xuất giống trên cánh đồng mẫu lớn 120 ha, làm điểm trình diễn, tổ chức hội thảo đầu bờ để HV học tập làm theo.
Nhờ vậy, trình độ thâm canh cây lúa của bà con nông dân được nâng cao, năng suất lúa ở địa phương luôn đạt từ 70,5 tạ/ha/vụ (cánh đồng mẫu lớn đạt 75 tạ/ha), hàng năm bán ra hơn 300 tấn thóc giống, thu lãi trên nửa tỉ đồng.
Trong phong trào nông dân thi đua SXKDG, các HV đều phát huy thế mạnh của địa phương, chọn các mô hình SXKD thích hợp để vươn lên làm giàu chính đáng.
Điển hình như HV Nguyễn Công Danh (43 tuổi) ở thôn Tân Dương. Anh đã thuê 3.500m2 đất để luân canh đậu phụng - khổ qua - bí đao - dưa leo - ớt, và trồng 1.000 chậu mai cảnh, nuôi 400 gà thả vườn, 5 heo nái sinh sản, 20 - 30 heo thịt, thu lãi hơn 200 triệu đồng/năm.
HV Nguyễn Thành Long, ở thôn Tân Dân, làm trang trại chăn nuôi gà, cũng thu lãi hơn 200 triệu đồng/năm, từ hộ cận nghèo vươn lên hộ khá. Phát triển đa dạng các mô hình sản xuất, kinh doanh, cả xã có nhiều HV vừa trồng mai cảnh, chăn nuôi và trồng nấm rơm lãi từ 100 - 250 triệu đồng/năm.
HND xã còn vận động HV chung tay xây dựng nông thôn mới theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân hưởng lợi”.
Nông dân trong xã đã tự nguyện hiến 6.500 m2 đất để làm đường giao thông; đóng góp 7 tỉ đồng xây dựng hạ tầng nông thôn, tích cực bảo vệ môi trường, xây dựng làng văn hóa, khu dân cư văn hóa, góp phần cho xã Nhơn An đạt 19 tiêu chí nông thôn mới trong quý III.2015.
Đến nay, toàn xã có 1.597 HV, trong đó có 147 HV nòng cốt; có 708 hộ nông dân đạt danh hiệu SXKDG (cấp tỉnh 4 hộ, cấp thị xã 196 hộ, còn lại là cấp xã), tăng 529 hộ so với năm 2011.
Có thể bạn quan tâm
Không chỉ được biết đến là nơi nghề buôn bán sắt vụn phát triển, nhiều năm qua, những gia đình ở thôn Giã Bàng, xã Tề Lỗ (Yên Lạc - Vĩnh Phúc) được nhân dân nhiều nơi trong và ngoài tỉnh biết đến như một địa chỉ đầu mối chuyên ấp nở và cung cấp con giống. Nghề ấp nở trứng gia cầm, con giống đã giúp cho nhiều nông dân nơi đây vươn lên làm giàu, xóa đói, giảm nghèo.
Ông Lương Văn Tám, ở ấp Long Hòa A2, xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) đã mày mò nghiên cứu và áp dụng thành công bao trái trên mít. Kết quả là vườn mít của ông 3 năm qua đều xanh tốt, cho trái to, đẹp và được thị trường ưa chuộng.
Ông Trần Văn Cang, ngụ xã Tân Hội Đông (Châu Thành, Tiền Giang) được tiếng khen cần cù, chịu khó, say mê lao động và ham học. Ông đã mạnh dạn chuyển đổi các loại cây trồng kém hiệu quả sang trồng dừa xiêm lục mang lại hiệu quả kinh tế cao, từng bước đưa kinh tế gia đình đi vào ổn định.
Nếu xét về ưu thế, Trà Vinh cũng như các tỉnh khác trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cây thanh long ruột đỏ (thanh long), nhất là từ khi dự án ngọt hóa Nam Mang Thít đưa vào sử dụng.
Cụ thể hóa đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Bộ NN-PTNT, mới đây, UBND tỉnh Nam Định đã phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh. Theo đó, về lĩnh vực chăn nuôi, Nam Định lựa chọn 4 đối tượng chủ lực gồm lợn, gà, ngao và tôm.