Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đầu Tư Hạ Tầng Vùng Nuôi

Đầu Tư Hạ Tầng Vùng Nuôi
Ngày đăng: 13/01/2014

Chính sách đầu tư hạ tầng ngày càng hoàn thiện để người dân Trần Đề (Sóc Trăng) tiếp tục khai thác lợi thế của vùng đất ngập mặn ven biển thành công hơn.

Huyện Trần Đề là của vùng nuôi tôm công nghiệp trọng điểm của Sóc Trăng, với 4.100 ha nuôi tôm thì có đến 3.200 ha nuôi công nghiệp, nên sản lượng tôm nuôi năm 2013 đạt được trên 13.000 tấn, chiếm gần 20% sản lượng nuôi toàn tỉnh. Sau 2 năm thiệt hại, nông dân Trần Đề đã ứng dụng nhiều biện pháp nuôi an toàn, ý thức người nuôi cao hơn, hạn chế thấp nhất rủi ro, có thể xem đây là sự tiến bộ tích cực để giữ vùng nuôi an toàn trong xu thế phát triển cho những năm tiếp theo.

Trần Đề được chọn là vùng nuôi tôm thâm canh có ứng dụng tiến bộ kỹ thuật cao trong năm 2014, nên hạ tầng thủy lợi đang được tập trung để giải quyết căn bản tình trạng tồn đọng môi trường vùng nuôi. Hiện nay nông dân đang khẩn trương cải tạo ao để bắt đầu cho mùa vụ mới. Hiện đã có trên 300 ha được thả giống, mức độ thiệt hại chưa đáng kể, cho thấy điều kiện môi trường, thời tiết khá thuận lợi ngay từ đầu vụ.

Ông Nguyễn Văn Xem ở ấp Nam Chánh, xã Lịch Hộ Thượng cho biết: “Hai năm vừa qua tình hình nuôi tôm khá thuận lợi đạt được năng suất cao, giảm thiệt hại. Cái quan trọng là thủy lợi cơ bản tốt, thông thoáng, không còn tồn đọng môi trường nên bà con rất phấn khởi”. Ông Trần Ngọc Hải ở ấp Nam Chánh, xã Lịch Hội Thượng cho biết: “Năm nay thủy lợi ở đây thông thoáng, hiệu quả nuôi rất tốt nên bà con vùng này, nhất là vụ tôm năm nay ai cũng thấy an tâm”.

Từng bước hoàn thiện hệ thống cấp nước và thoát nước riêng biệt cho vùng nuôi, vai trò của Hiệp hội Tôm Mỹ Thanh là những người tâm huyết với nghề nuôi tôm nước lợ, đi đầu trong ứng dụng quy trình nuôi tiên tiến nhất để nhân rộng, với mục tiêu vừa nâng sản lượng vừa giảm chi phí đầu vào.

Từ chính sách hỗ trợ tích cực của nhà nước, người nuôi tôm ở Trần Đề càng an tâm hơn trong mùa vụ mới. Ông Trần Hoàng Dũng - Phó Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trần Đề cho biết: “Năm nay thiệt hại từ đầu vụ đến nay thấp. Do thời tiết, độ mặn nên tiến độ xuống giống chậm. Nếu như độ mặn lên cao thì diện tích thả giống sẽ tăng lên rất nhanh”.

Chính sách đầu tư hạ tầng ngày càng hoàn thiện để người dân Trần Đề tiếp tục khai thác lợi thế của vùng đất ngập mặn ven biển thành công hơn. Với diện tích nuôi chỉ chiếm 10% diện tích nhưng sản lượng chiếm từ 20% - 30% sản lượng tôm hàng năm của toàn tỉnh, nên mục tiêu phát triển thành vùng nuôi thâm canh có ứng dụng kỹ thuật cao, để nâng sản lượng tôm nuôi của Trần Đề là hướng đi phù hợp với nguyện vọng của người nuôi.


Có thể bạn quan tâm

Ngư Dân Góp Lưới Vươn Khơi Ngư Dân Góp Lưới Vươn Khơi

Nhiều ngư dân ở xã Phổ Quang (Đức Phổ, Quảng Ngãi) góp vốn với chủ tàu mua lưới đánh bắt hải sản. Sau tết, họ hối hả vươn khơi thay vì phải nằm bờ như nhiều tàu cá ở các địa phương khác, do thiếu bạn đi biển.

25/02/2014
Trại Heo Giống Áp Dụng Công Nghệ Chọn Lọc Gen Trại Heo Giống Áp Dụng Công Nghệ Chọn Lọc Gen

Tại hội thảo về heo giống theo công nghệ mới tổ chức mới đây ở TPHCM, Công ty Di truyền giống Japfa Hypor cho biết, trại heo giống cụ kỵ (GGP) rộng 30ha tại tỉnh Bình Phước sở hữu công nghệ tạo giống mới nhất - chọn lọc theo bản đồ gen, mở ra kỷ nguyên mới tạo giống heo ở VN.

25/03/2014
Tôm Hùm Tôm Hùm "Nhí" Được Giá Ở Quảng Ngãi

Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, hàng trăm ngư dân ở các huyện ven biển trong tỉnh Quảng Ngãi đã bắt đầu vào chính vụ khai thác tôm hùm con. Năm nay, tuy lượng tôm nhí bắt được không nhiều bằng các năm trước, nhưng giá lại rất cao nên ngư dân có thu nhập khá.

25/02/2014
Na Uy Tìm Kiếm Cơ Hội Hợp Tác Với Đồng Tháp Về Thủy Sản Na Uy Tìm Kiếm Cơ Hội Hợp Tác Với Đồng Tháp Về Thủy Sản

Đoàn công tác do ông Amund Dronen - Thứ Trưởng Bộ Công thương và Thủy sản Na Uy làm trưởng đoàn vừa làm việc với tỉnh Đồng Tháp để tìm kiếm cơ hội hợp tác trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Thanh Hùng cùng đại diện các sở, ngành liên quan tiếp đoàn.

26/03/2014
Triển Vọng Bò Sữa Lâm Hà (Lâm Đồng) Triển Vọng Bò Sữa Lâm Hà (Lâm Đồng)

Thời gian gần đây phong trào chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi đang phát triển mạnh ở Lâm Hà (Lâm Đồng). Bên cạnh chuyển đổi từ cây công nghiệp dài ngày sang rau, hoa công nghệ cao thì trong lĩnh vực chăn nuôi, con bò sữa đang được người dân nơi đây quan tâm và mở ra triển vọng mới cho ngành nông nghiệp địa phương.

25/02/2014