Đầu tư 225 tỷ đồng cho phát triển nguồn lợi ven biển ở Nghệ An
Nghệ An là một trong 8 tỉnh ven biển thực hiện dự án CRSD có nguồn vốn vay Ngân hàng Thế giới, thời gian thực hiện từ 2012- 2017. Dự án có tổng chi phí 124 triệu USD; tổng vốn đầu tư và nguồn vốn của dự án tại Nghệ An là 252 tỷ 116 triệu đồng. Mục tiêu của dự án là cải thiện quản lý nghề cá ven biển theo hướng bền vững tại các tỉnh Dự án, bao gồm 4 hợp phần riêng biệt và cụ thể.
Đến 31/8/2016, kết quả giải ngân theo nguồn vốn tại Nghệ An là 177 tỷ 718 triệu đồng, đạt 70,5% tổng mức đầu tư. Tại hợp phần A về Tăng cường năng lực thể chế cho quản lý nghề cá bền vững, Dự án đã thực hiện quy hoạch tổng hợp không gian vùng ven biển; Nghiên cứu hỗ trợ quy hoạch tổng thể cấp tỉnh; nâng cấp hệ thống cơ sở dữ liệu nghề cá Việt Nam và thiết lập hệ thống quản lý tri thức; Tại hợp phần B về Thực hành tốt cho nuôi trồng thủy sản bền vững, đã tiến hành nâng cấp an toàn sinh học cho các vùng nuôi; tăng cường quản lý chất lượng con giống; tăng cường hệ thống thú y thủy sản; đa dạng hóa nuôi trồng thủy sản; giám sát chất lượng nước.
Ở Hợp phần C về Quản lý bền vững khai thác thủy sản ven bờ đã xây dựng mô hình Đồng quản lý khai thác thủy sản ven bờ; theo dõi, kiểm soát và giám sát; nâng cấp cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão như hỗ trợ xây dựng mới, nâng cấp hai cảng cá và một khu neo đậu tránh trú bão là cảng cá Lạch Vạn, cảng cá Quỳnh Phương và Khu neo đậu Lạch Lò; ở hợp phần D về Quản lý, giám sát và đánh giá dự án, BQL dự án CRSD Nghệ An là một trong số ít tỉnh thực hiện việc giải ngân tốt nhất, luôn thực hiện tốt nhất các hoạt động trong lĩnh vực xây dựng các vùng nuôi an toàn sinh học và xây dựng mô hình đồng quản lý…
Ông Nguyễn Hữu Tiến, phó giám đốc Sở NN&PTNT, phó BQL dự án đề nghị UBND tỉnh sớm bố trí nguồn vốn đối ứng để dự án hoạt động thuận lợi
Tại cuôc họp, BQL dự án cũng nêu kế hoạch thực hiện dự án thời gian tiếp theo ở từng hợp phần cụ thể, như: Tiếp tục hoàn thành Quy hoạch không gian tổng hợp ven bờ cho các huyện, thị còn lại và thực hiện xong nghiên cứu hỗ trợ thực hiện quy hoạch tổng thể ngành thủy sản; mở rộng chương trình đào tạo đến các hộ nông dân trên các vùng nhằm từng bước phát triển, bổ sung kiến thức kỹ thuật về nuôi an toàn VietGAP nhằm nâng cao trình độ và tạo ra những vùng đệm an toàn; tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức cho cộng đồng ngư dân về bảo vệ nguồn lợi bằng nhiều hình thức...
Cá về trên bến Lạch Quèn, xã Quỳnh Thuận, huyện Quỳnh Lưu.
Kết luận tại cuộc họp, đồng chí Phó chủ tịch UBND tỉnh ĐInh Viết Hồng nêu rõ: UBND tỉnh đánh giá cao hoạt động của BQL dự án tại Nghệ An. Đồng thời yêu cầu khi tiến hành thực hiện công tác quy hoạch, các ngành liên quan đối chiếu bản Quy hoạch không gian ven bờ đã thống nhất để giảm thiểu sự chồng lấn về không gian giữa các ngành, tạo điều kiện cho nhau để cùng phát triển bền vững khai thác nguồn lợi ven bờ; Giao Sở Kế hoạch Đầu tư bố trí đủ vốn đối ứng chuẩn bị đầu tư cho các công trình thuộc dự án tại Nghệ An. Đồng thời BQL dự án cần có biện pháp kiện toàn Ban chỉ đạo dự án để tiếp tục hoạt động tốt.
Có thể bạn quan tâm
Theo thông tin từ người dân sinh sống hai bên sông Bùng, thuộc địa phận huyện Diễn Châu (Nghệ An) xuất hiện hiện tượng cá chết hàng loạt ở hộ nuôi cá lồng bè trên sông và cá tự nhiên, khiến người dân hết sức lo lắng.
Những ngày này, gia đình “Nông dân xuất sắc Việt Nam 2016” Phạm Đình Chiểu ở xã Vũ Đoài, huyện Vũ Thư (Thái Bình) đang khẩn trương đóng lại bè, lồng nuôi cá, từng bước khắc phục thiệt hại sau bão lũ.
Sau sự cố ô nhiễm môi trường biển do Formosa xả thải, ngư dân đánh bắt hải sản về không có người tiêu thụ, tỉnh Hà Tĩnh có chủ trương hỗ trợ cho các chủ kho đông lạnh đứng ra thu mua hải sản giúp ngư dân. Tuy nhiên, đến nay hàng nghìn tấn tôm cá vẫn nằm im trong kho, khiến các tư thương đứng ngồi không yên.