Dầu cọ thay thế dầu cá trong nuôi cá rô phi
Dầu cọ chứa nhiều các acid béo không no cần thiết cho quá trình trao đổi chất trên vật nuôi thủy sản. Trong điều kiện nguồn cung dầu cá ngày càng khan hiếm, đây sẽ là sự lựa chọn rất tiềm năng.
Những thông tin về hiệu lực của dầu cọ khi được thay thế dầu cá lên khả năng kháng ôxy hóa, đáp ứng miễn dịch, hoạt tính enzyme tiêu hóa và kháng vi khuẩn mang mầm bệnh Streptococcus iniae ở cá rô phi tới nay vẫn còn khá hạn chế. Nhóm nghiên cứu gồm TS Christian Larbi Ayisi, TS Jinliang Zhao và Jun-Wei Wu tại Trung tâm Quỹ gen cá nước ngọt, Bộ Nông nghiệp, Đại học Shanghai Ocean, Trung Quốc đã tiến hành thử nghiệm đánh giá hiệu quả của dầu cọ khi thay thế dầu cá lên tăng trưởng, kháng ôxy hóa, đáp ứng miễn dịch, chuyển hóa serum, hoạt enzyme tiêu hóa và phản ứng trước vi khuẩn mang mầm bệnh S.iniae ở cá rô phi sông Nile còn non.
Xây dựng thử nghiệm
Hỗn hợp cá rô phi non sông Nile từ Trung tâm Quỹ gen rô phi được gửi tới Phòng nuôi tại Đại học Shanghai Ocean. Tại đây, cá được cho ăn 2 lần/ngày đến khi no bằng khẩu phần công nghiệp (30% protein thô). Trọng lượng ban đầu của cá khoảng 9,34 + 0,02 g/con. Một ngày trước thử nghiệm, cá không được cho ăn và chia vào các bể sợi thủy tinh 150x60x40 cm theo mật độ 40 con/bể. Sau đó, mỗi nhóm cá được cho ăn các khẩu phần tương ứng trong 8 tuần theo cữ 2 lần/ngày đến khi no.
5 khẩu phần ăn; isonitrogenous (33% protein thô) và isolipidic (10% lipid thô) được xây dựng và sản xuất cho thử nghiệm này bằng các thành phần thức ăn công nghiệp. Sự khác biệt của các khẩu phần ăn dựa trên tỷ lệ bổ sung dầu cá và dầu cọ. Dầu cá (FO) được thay thế bằng cầu cọ (FO) theo các tỷ lệ 0%, 25%, 50%, 75% và 100%. Protein là bột cá, khô cải và khô đậu; còn chất béo là dầu cá và dầu cọ. Năng lượng thô cho protein thô, lipid và tổng carbohydrates được ước tính lần lượt 23,6; 39,5 và 17,2 kJ/g.
Kết quả
Tỷ lệ sống của cá đạt 100% ở tất cả các nhóm suốt thử nghiệm. Trọng lượng thân cuối và tăng trọng của cá ăn 50% PO tăng cao hơn hẳn nhóm ăn 25% PO nhưng không khác biệt đáng kể so các nhóm còn lại. Tuy nhiên, không có sự khác nhau giữa các nhóm về yếu tố điều kiện (K) và lượng ăn vào (76,27 - 77,19 g).
Các kết quả của nghiên cứu trên đã chỉ ra, bổ sung PO không ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu suất tăng trưởng của cá rô phi sông Nile giai đoạn còn non. Điều này minh chứng, PO có thể được sử dụng để thay thế hoàn toàn hoặc một phần dầu cá trong thức ăn của cá rô phi non. Tỷ lệ 50% PO có thể duy trì các chức năng sinh lý thông thường của cá rô phi non. Các nghiên cứu trước đây trên cá rô phi Mozambique non và cá chép khi dầu cá được thay thế bằng dầu thực vật ở các hàm lượng khác nhau cũng cho kết quả tương tự.
Trái lại, cá được cho bổ sung 0% PO, 25% PO, 75% PO và 100% PO đều không tác động nhiều tới tăng trọng và tốc độ tăng trưởng riêng. Về hoạt tính enzyme, ngoại trừ hoạt tính protease không đổi, thì hoạt tính lipase và amulase đều bị biến đổi đáng kể khi thay thế dầu cá bằng dầu cọ. Cá ở các nghiệm thức cũng không có sự khác biệt lớn về hoạt tính của enzyme superoxide dismutase, catalase và lysozyme. Từ đây, các nhà nghiên cứu đã kết luận, cho cá rô phi non ăn thức ăn chứa dầu cọ theo các tỷ lệ trên tác động tiêu cực tới các thông số kháng ôxy hóa và miễn dịch bẩm sinh do làm giảm hoạt tính của nhiều enzyme.
Mặc dù, dầu cá có thể được thay thế bằng dầu cọ mà không ảnh hưởng lớn tới hiệu suất tăng trưởng cũng như hấp thu dinh dưỡng ở cá rô phi non nhưng hãy sử dụng tỷ lệ bổ sung hợp lý để tránh tình trạng kháng ôxy hóa và làm giảm miễn dịch bẩm sinh cũng như hoạt tính của enzyme.
Có thể bạn quan tâm
Theo các nhà nghiên cứu, bổ sung các dạng muối natri butyrate được phủ lớp bảo vệ bên ngoài vào thức ăn của cá rô phi sẽ giúp tăng sinh khối, năng suất
Rô phi là loài động vật ăn tạp, khả năng đề kháng cao. Vì vậy, chúng có thể sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiều mô hình nuôi khác nhau.
Bổ sung tinh dầu bạc hà vào thức ăn cho cá rô phi sông Nile có thể thúc đẩy hiệu suất tăng trưởng và nâng cao tỷ lệ sống cho cá trong điều kiện thử thách dịch