Đặc sản bào ngư giúp cánh đàn ông luôn sung mãn, tăng cường sinh lực
Thành phần dinh dưỡng: Trong 100g bào ngư chứa: chất đạm 17,05g; đường (carbonhydrat) 5,89g; chất béo 0,75g; cholesterol 84,7mg; các loại vitamin B1, B2, khoáng chất và nguyên tố vi lượng.
Chất đạm của bào ngư cũng có đủ 19 loại axit amin thiết yếu cho cơ thể ở mức tương đối cao như threonin 0,73mg; isoleucin 0,75mg; valin 0,7mg; axit glutamic 2,31mg.
Vỏ bào ngư có chứa canxi carbonat, magiê, sắt, silic, photphat và clorua.
Công dụng của bào ngư: bào ngư có tính bổ âm, tăng khí, bổ thận, tăng cường sinh lực cho nam giới, chống suy nhược cơ thể… Những người cơ thể suy nhược, mắt kém, thận suy, sinh hoạt tình dục yếu nên dùng bào ngư.
Sau đây là một vài món ăn, mời các bạn tham khảo.
Cơm bào ngư: Gạo tẻ ngon 100g, thịt bào ngư 100g, mỡ nước hoặc dầu ăn, nước dùng gà, gia vị đủ dùng.
Gạo tẻ vo sạch, nấu thành cơm.
Thịt bào ngư rửa sạch, thái lát.
Lấy nước dùng gà cho bột đao hoặc bột bắp cùng gia vị vào quấy lên thành nước sốt, đun sôi nước sốt, sau đó cho thịt bào ngư vào đun tới khi bào ngư chín.
Đổ nước sốt bào ngư lên cơm là dùng được.
Nên ăn lúc nóng.
Súp bào ngư hải sản: Bột bắp hoặc bột đao 20g, bào ngư thái miếng 50g, thịt cua nạc 50g, tôm nõn 20g, nước dùng gà hoặc nước xương lợn hầm, gia vị đủ dùng.
Cho các thứ trên vào đảo cùng với hành phi thơm.
Cho bột đao hoặc bột ngô vào nước dùng gà quấy đều rồi đem nấu chín sền sệt, sau đó cho bào ngư cùng các hải sản đã xào chín vào, nêm gia vị là dùng được.
Ăn khi nóng.
Bào ngư om lòng trắng gạch cua: Bào ngư 100g, cua gạch 1 con, lòng trắng trứng gà 1 cái, bông cải xanh 10g, gia vị, dầu ăn, dầu hào đủ dùng.
Làm sạch cua luộc và lấy thịt cua.
Bông cải luộc chín tái.
Cho bào ngư cùng hỗn hợp gia vị, nấu tới khi bào ngư chín và nước còn sền sệt thì bắc ra.
Thịt, gạch cua trộn với lòng trắng trứng nấu một lúc cho chín.
Cho tất cả các thứ trên vào đun sôi là dùng được.
Nên ăn nóng.
Có thể bạn quan tâm
Bào ngư là loài có giá trị kinh tế bởi vì hàm lượng dinh dưỡng trong thịt của chúng rất cao. Bào ngư có khoảng gần 100 loài, tất cả đều thuộc giống Haliotis. Chùng có mặt ở nhiều vùng trên trái đất, một số loài hiện nay đang được nuôi như Haliotis disversicolor, H. asinina, H. oliva…
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi, chăm sóc Bào Ngư cho người dân - Phần 2
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi, chăm sóc Bào Ngư cho người dân - Phần 3