Trang chủ / Hải sản / Tôm he nhật bản

Đặc điểm sinh sản, sinh thái của sò huyết - Phần 1

Đặc điểm sinh sản, sinh thái của sò huyết - Phần 1
Tác giả: Web Ninh Thuận
Ngày đăng: 15/08/2016

Theo thống kê năm 1986, diện tích nuôi sò huyết là 110.000 mẫu Trung Quốc, sản lượng thu hoạch trong năm là 24.200 tấn.

Ngay từ thời Tam Quốc, sò huyết đã nổi tiếng bởi mùi vị thơm ngon, hàm chứa nhiều vitamin B12, là sản vật quý để bồi bổ cơ thể, vì vậy được nuôi phổ cập tại nhiều địa phương.

1. Sinh sản

Sò huyết là loài nhuyễn thể thụ tinh ngoài, giới tính của chúng có thể phân biệt dựa vào màu sắc của bộ phận sinh dục, ở con cái là màu vàng cam, còn ở con đực bộ phận này có màu vàng nhạt.

Sò huyết thành thục và có khả năng sinh sản khi được hai năm tuổi.

Thời gian sinh sản của chúng không giống nhau nhất là khi được nuôi tại các vùng duyên hải khác nhau.

Ví dụ : Sò nuôi ở tỉnh Sơn Ðông có thời gian sinh sản từ tháng 7 đến tháng 9, Triết Giang ; tháng 7 - 10, Phúc Kiến : tháng 8 - 11, Quảng Ðông : 8 - 12.

Trong một năm chúng có khả năng sinh sản nhiều lần.

Trứng do con cái đẻ ra sẽ được con đực thụ tinh, thời gian này kéo dài tới 15 - 20 ngày.

Trung bình một con cái (chiều dài 3 cm) một lần đẻ được 3,4 triệu trứng.

Trứng đã được thụ tinh sẽ nở trong môi trường nước biển, ấu trùng sò huyết ban đầu sống bằng cách ăn các sinh vật phù du trong nước biển, khi đã lớn hơn chúng di chuyển xuống sống ở tầng đáy.

 


Có thể bạn quan tâm

Nuôi tôm he (kuruma) tại Nhật - Phần 3 Nuôi tôm he (kuruma) tại Nhật - Phần 3

Nuôi tôm he (kuruma) tại Nhật - Phần 3

13/08/2016
Nuôi tôm he (kuruma) tại Nhật - Phần 4 Nuôi tôm he (kuruma) tại Nhật - Phần 4

Nuôi tôm he (kuruma) tại Nhật - Phần 4

13/08/2016
Gây giống và nuôi bán nhân tạo sò huyết (Tegillarca granosa) ở Trung Quốc - Phần 4 Gây giống và nuôi bán nhân tạo sò huyết (Tegillarca granosa) ở Trung Quốc - Phần 4

Gây giống và nuôi bán nhân tạo sò huyết (Tegillarca granosa) ở Trung Quốc - Phần 4

15/08/2016