Trang chủ / Cây lương thực / Trồng lúa

Đặc điểm sinh lý của cây lúa - Phần 7

Đặc điểm sinh lý của cây lúa - Phần 7
Tác giả: Nguyễn Ngọc Đệ. PhD
Ngày đăng: 23/01/2018

3. DINH DƯỠNG KHOÁNG CỦA CÂY LÚA 

3.4. Chất Kali (K) 

Kali còn gọi là bồ tạt (potassium), kali giúp cho quá trình vận chuyển và tổng hợp các chất trong cây, duy trì sức trương của tế bào, giúp cây cứng cáp, tăng khả năng chống sâu bệnh, chống ngã đổ, chịu hạn và lạnh khỏe hơn, tăng số hạt chắc trên bông và làm hạt no đầy hơn. Kali tập trung chủ yếu trong rơm rạ, chỉ khoảng 6-20% ở trên bông. 

Thiếu kali (K) cây lúa có chiều cao và số chồi gần như bình thường, lá vẫn xanh nhưng mềm rủ, yếu ớt, dễ đổ ngã, dễ nhiễm bệnh nhất là bệnh đốm nâu (Helminthosporium oryzae), lá già rụi sớm. Thiếu kali thường xảy ra ở đất thoát thủy kém, đất trầm thủy, do các độc chất sinh ra trong điều kiện yếm khí đã ngăn cản sự hấp thụ K của cây lúa. Ở đất phèn cây lúa thiếu K thường kết hợp với triệu chứng ngộ độc do sắt. Thiếu kali còn có thể xảy ra trên đất cát, nghèo dinh dưỡng. Khi đất ngập nước, nồng độ kali trong dung dịch đất tăng lên. Nhu cầu kali đối với giai đoạn sinh trưởng đầu của cây lúa cao, sau đó giảm xuống và lại tăng lên ở giai đoạn cuối. Ngoài ra, do cây lúa cần kali với số lượng lớn nên việc bón bổ sung phân kali cho lúa kéo dài đến lúc trổ bông là rất cần thiết.

Phân kali phổ biến hiện nay là Clorua Kali (KCl) 60% K2O và Sulphat Kali (K2SO4) 48% K2O. Ngoài ra còn có các loại phân hỗn hợp 2 hay 3 chất như: 

DAP: 18-46-0 (18% N, 46 % P2O5, 0%)  

NPK: 16 – 16 – 8 (16% N, 16% P2O5, 8% K2O) 

NPK: 20 – 20 – 15 (20% N, 20% P2O5, 15% K2O) 

Vì Natri có thể thay thế kali trong một số quá trình rất quan trọng như là để duy trì sức trương của tế bào, nên khi Kali bị hạn chế, bón muối NaCl cũng có thể cải thiện được sinh trưởng của cây lúa. Ảnh hưởng đối kháng của Natri đến sự hấp thụ Kali của cây lúa thay đổi theo mức Kali bón vào. Chỉ khi nào bón Kali với số lượng cao, thì Natri mới làm giảm sự hấp thu Kali. Điều này hàm ý rằng, khi lượng phân Kali hạn chế, thì hàm lượng Natri tương đối cao, có thể có lợi cho dinh dưỡng cây lúa trong điều kiện đất mặn ít ven biển. Tuy nhiên, bón NaCl để thay thế Kali lâu dài có thể phá hủy cơ cấu đất, làm đất chai cứng hơn và có thể gây độc do mặn.

Hình 4.6. Hiện tựợng thiếu đạm (B), lân (C) và kali (D)


Có thể bạn quan tâm

Đặc điểm sinh lý của cây lúa - Phần 4 Đặc điểm sinh lý của cây lúa - Phần 4

Đất ngập nước tạo ra một môi trường đồng đều cho cây lúa sinh trưởng và hút chất dinh dưỡng. Trong dất ngập nước, rễ lúa thường thiếu oxy và quá trình khử oxy

22/01/2018
Đặc điểm sinh lý của cây lúa - Phần 5 Đặc điểm sinh lý của cây lúa - Phần 5

Đạm là chất tạo hình cây lúa, là thành phần chủ yếu của protein và chất diệp lục làm cho lá xanh tốt, gia tăng chiều cao cây, số chồi và kích thước lá thân

23/01/2018
Đặc điểm sinh lý của cây lúa - Phần 6 Đặc điểm sinh lý của cây lúa - Phần 6

Lân là chất sinh năng (tạo năng lượng), là thành phần của ATP, NADP…. Thúc đẩy việc sử dụng và tổng hợp chất đạm trong cây, kích thích rễ phát triển

23/01/2018
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.