Trang chủ / Cá nước ngọt / Cá rô phi

Đặc Điểm Sinh Học Cá Rô Phi

Đặc Điểm Sinh Học Cá Rô Phi
Ngày đăng: 26/12/2010

1. Phân loại: 

Dựa vào đặc điểm sinh sản, người ta chia cá rô phi thành 3 giống:

  • Tilapia (cá đẻ cần giá thể)

  • Sarotherodon (Cá bố hay cá mẹ ấp trứng trong miệng)

  • Cá rô và Oreochromis (Cá mẹ ấp trứng trong miệng)

Cá rô phi hiện đang nuôi phổ biến ở Việt Nam thuộc :

Bộ cá vược - PerciForms

Họ - Cichlidae

Giống - Oreochromis

Loài - Cá rô phi vằn O.niloticus.

Hiện nay có 3 loài chính được phổ biến tại Việt Nam là :

  • Cá rô phi cỏ Oreochromis Mossambicus, được nhập vào Việt Nam năm 1953 qua ngã Thái Lan.

  • Cá rô phi văn ( Rô phi Đài Loan  O.niloticus ) được nhập vào Việt Nam năm 1974 từ Đài Loan.

  • Cá rô phi đỏ ( red Tilapia ), có màu hồng được nhập vào Việt Nam năm 1985 từ Maliaxia.

2. Đặc điểm hình thái:

Cá rô có thân hình màu hơi tím, vảy sáng bóng, có 9-12 sọc đậm song song nhau từ lưng xuống bụng. Vi đuôi có màu sọc đen sậm song song từ phía trên xuống phía dưới và phân bổ khắp vi đuôi. Vi lưng có những sóc trắng chạy song song trên nền xám đen. Viền vi lưng và vi đuôi có màu hồng nhạt.

Phân biệt cá đực, cá cái: 

ĐẶC ĐIỂM PHÂN BIỆT

CÁ ĐỰC CÁ CÁI
Đầu To và nhô cao Nhỏ, hàm dưới trề do ngậm trứng và con

Màu sắc

Vi lưng và vi đuôi sặc sỡ Màu nhạt hơn

Lỗ niệu sinh dục

2 lỗ : lỗ niệu sinh dục và lỗ hậu môn 3 lỗ : lỗ niệu. lỗ sinh dục và lỗ hậu môn.

4. Môi trường sống: Các loài cá rô phi hiện đang nuôi có đặc điểm sinh thái gần giống nhau.  

Nhiệt độ: 

Nhiệt độ cần thiết cho sự phát triển của cá rô phi từ 20-320C, thích hợp nhất là 25-320C. khả năng chịu đựng với biến đổi nhiệt độ cũng rất cao từ 8-420C, cá chết rét ở 5,50C và bắt đầu chết nóng ở 420C. Nhiệt độ càng thấp thì cá càng giảm ăn, ức chế sự tăng trưởng và tăng rủi ro nhiễm bệnh.  

Độ mặn: 

Cá rô phi là loài rộng muối, có khả năng sống được trong môi trường nước sông, suối, đập tràn, hồ ao nước ngọt, nước lợ và nước mặn có độ muối từ 0-40%.

Trong môi trường nước lợ (độ mặn 10-25‰) cá tăng trưởng nhanh, mình dày, thịt thơm ngon.

pH: 

Môi trường có độ HP từ 6,5-8,5 thích hợp cho cá rô phi, nhưng cá có thể chịu đựng trong môi trường nước có độ PH thấp bằng 4.

Oxy hoà tan: 

Cá rô phi có thể sống được trong ao, đìa có màu nước đậm, mật độ tảo dày, có hàm lượng chất hữu cơ cao, thiếu Oxy. Yêu cầu hàm lượng oxy hoà tan trong nước của cá rô phi ở mức thấp hơn 5-10 lần so với tôm sú.

5. Đặc điểm về dinh dưỡng và sinh trưởng.

Tập tính ăn: 

Khi còn nhỏ, cá rô phi ăn dinh vật phù du ( tảo và động vật nhỏ ) là chủ yếu ( cá 20 ngày tuổi , kích thước khoảng 18mm). Khi cá trưởng thành ăn mùn bả hữu cơ lẫn các tảo lắng ở đáy ao, ăn ấu trùng, côn trùng, thực vật thuỷ sinh. Tuy nhiên trong nuôi công nghiệp cá cũng ăn các loại thức ăn chế biến từ cá tạp, cua, ghẹ, ốc, bột cá khô, bột bắp, bột khoai mì, khoai lang, bột lúa, cám mịn, bã đậu nành, bã đậu phộng.Trong thiên nhiên cá thường ăn từ tầng đáy có mức sâu từ 1-2m.

Sinh trưởng:

-  Khi nuôi trong ao, cá sử dụng thức ăn tự nhiên sẵn có kết hợp với thức ăn chế biến, cá rô phi vằn đơn tính lớn nhanh từ tháng đầu đến tháng thứ 5-6.


Có thể bạn quan tâm

Thâm Canh Cá Rô Phi Dòng Gift Đạt 20-25 Tấn/ha Thâm Canh Cá Rô Phi Dòng Gift Đạt 20-25 Tấn/ha

Ao nuôi có diện tích 3.000-10.000m2. Độ sâu 1,5-2,5m nước. Đáy ao ít bùn, pH đất 6,5-8,5, có nguồn cấp và thoát nước tốt, có bờ vững chắc, có cống cấp và thoát nước.

15/12/2011
Công Thức Mới Trong Thức Ăn Của Cá Rô Phi Công Thức Mới Trong Thức Ăn Của Cá Rô Phi

Đặc điểm kỹ thuật trong thức ăn của cá rô phi phụ thuộc vào nhu cầu dinh dưỡng trong từng điều kiện nuôi. Cũng giống như các loại cá khác, cá rô phi cũng cần 10 loại axit amin thiết yếu, chúng tiêu hóa cácbon hyđrát tốt hơn cá chép và cá trê phi. Việc cung cấp nhiều loại cácbon hyđrát và lipit có tác dụng tăng hiệu quả của protein trong chế độ ăn, với mức protein chiếm 18 – 22%.

09/01/2012
Nuôi Cá Rô Phi Sử Dụng Công Nghệ Biofloc Nuôi Cá Rô Phi Sử Dụng Công Nghệ Biofloc

Các hệ thống Biofloc tạo điều kiện cho việc sản xuất cá rô phi chuyên sâu hơn. Loài cá rô phi này thích nghi với các điều kiện trong các hệ thống biofloc và phát triển tốt bằng cách sử dụng biofloc như một nguồn thức ăn. Việc tái chế thức ăn và giảm thiểu trao đổi nước là những đóng góp quan trọng cho nền kinh tế sản xuất cá rô phi. Sự hiểu biết hệ thống biofloc, giám sát và phản ứng nhanh với những diễn biến tiêu cực cũng thực sự cần thiết cho việc nuôi trồng thành công

08/03/2013
Kỹ Thuật Nuôi Cá Rô Phi Vằn Kỹ Thuật Nuôi Cá Rô Phi Vằn

Cá rô phi vằn dòng gift được nhập vào nước ta từ giữa những năm 1990 và hiện đang được nuôi phổ biến ở nhiều địa phương. Loài cá này có ưu điểm nổi bật là tốc độ tăng trọng cao hơn 60% so với cá rô phi thường, tỷ lệ sống cao hơn 50%. Xin giới thiệu một số kỹ thuật cơ bản nuôi giống cá này.

08/08/2013
Để Chủ Động Cho Cá Rô Phi Đẻ Vụ Đông Để Chủ Động Cho Cá Rô Phi Đẻ Vụ Đông

Cá rô phi thuộc loại kém chịu lạnh, thường chết nhiều khi nhiệt độ ao nuôi dưới 120C. Ở các tỉnh miền bắc nước ta, vào những tháng mùa đông, nhiệt độ có thể xuống thấp tới 140C, tháng rét nhất có khi 10 -110C và kéo dài nhiều ngày. Các tỉnh miền núi phía bắc, nhiệt độ nhiều nơi còn xuống dưới 100C. Ở nhiệt độ này, cá bị chết, thậm chí chết hết cả ao nếu không phòng chống rét kịp thời cho cá.

31/07/2013