Đặc Điểm Của Chồn
I. Phân Loại, Phân Bố
- Chồn hương hay cầy vòi hương (có nơi còn gọi là chồn mướp, ngận hương) thuộc bộ thú ăn thịt (canrivora), họ cầy (viveridae). Tên khoa học là Vivericula indica (theo desmarest, 1817).
- Hiện nay có khoảng trên 200 chủng loại chồn khác nhau, riêng chồn hương là đặc biệt nhất vì ở dưới bụng của con đực, giữa hậu môn và dương vật có một túi xạ, phần giữa túi có 2 lỗ thông, phía bên trên phủ đầy lông, đồng màu với lông trên bụng chồn. Trong túi xạ, có các tuyến xạ tiết ra chất xạ hương sánh đ8ạc như mật ong, có màu nâu đỏ, có mùi thơm nồng. Trong thành phần của xạ có ammoniac, tinh dầu, rất nhiều muối khoáng và các thành phần hợp chất hương hữu cơ. Đây là chất xạ của con đực để dẫn dụ con cái vào mùa sinh sản.
- Chồn hương phân bố chủ yếu ở Ấn Độ, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. Ở Việt Nam, chồn hương có ở hầu khắp các tỉnh miền núi và trung du.
- Trong tự nhiên, chồn hương sinh sống trong các khu vực rậm có hay cây bụi thấp như nương rẫy ven suối, bụi rậm trong rừng, ven đồi…Bản tính tự nhiên của chồn hương là hoạt động và kiếm ăn vào ban đêm là chủ yếu (thường từ chập tối đến nửa đêm) và thường sống đơn độc.
II. Hình Dáng
- Chồn hương có thân hình nhỏ, trông giống con mèo, nhưng dài đòn hơn, riêng phần đuôi dài bằng khoảng 2/3 thân của nó, đuôi có nhiều lông.
- Chồn hương có chân ngắn, mõm nhọn, tai tròn và rất thính, hai mắt lớn và cực kỳ tinh anh, có thể nhìn xuyên trong bóng đêm. Chồn hương rất linh động.
- Dọc theo cơ thể, trên phía lưng của chồn hương có 4-6 dãi lông màu vàng nhạt hoặc xám nhạt hơn so với lông toàn thân, tạo nên các vệt sọc theo dưa chạy dài dọc theo thân của nó từ cổ đến đuôi. Đối với con trưởng thành có chiều dài từ hậu môn đến mõm khoảng 50-60cm, riêng phần đuôi dài từ 36-42cm, nặng trung bình từ 2-6kg.
Các loại chồn hương được nuôi ở Việt Nam:
Các trại nuôi chồn hương ở chồn hương Việt Nam thường nuôi 3 loại. Chúng có màu lông, độ to nhỏ và trọng lượng khác nhau.
- Loại thứ nhất: lông xám tro ngã vàng, có 4-6 dãi sọc màu nhạt hơn chạy dọc theo thân. Đây là giống chồn hương có số lượng nuôi nhiều nhất ở Việt Nam. Loại chồn này, con đực trưởng thành thường thường nặng từ 5-7kg, con cái từ 3-5kg. Tuy chồn hương là loại thú hoang dã, không dễ thuần hóa nhưng đây là giống dễ nuôi hơn cả. Giống chồn hương này nuôi nhanh lớn, đẻ từ 1-5 con một lứa.
- Loại thứ hai: loại này có lông màu xám tro hay lông mốc ngã đen có các đốm đậm màu hơn nổi trên nền lông. Loại chồn này có thân ngắn hơn loại thứ nhất, nhìn có vẻ mập hơn. Đặc điểm của chồn loại này ghét bầy đàn, thích sống cô độc, tính tính hung dữ, đôi lúc rất năng động, hay cắn nhau nếu sống gần nhau, và chúng có thể ăn cả con nhỏ.
- Loại thứ ba: loại này có lông vàng hay đốm đỏ. Con đực trưởng thành nặng khoảng 2,5-3kg, con cái chỉ nặng từ 1,2-1,5kg. Loại này cũng dữ tính, hay biểu lộ sự hung hăng, tuy bé hơn 2 loại trên nhưng mắn đẻ hơn, động dục sớm. Chồn nuôi từ 6-8 tháng tuổi đã động đực và mỗi năm sản sinh 2 lúa, mỗi lứa đẻ từ 2-6 con.
III. Tập Tính Sống
- Chồn hương là loại thú hoang dã. Có một số loại chồn có cách sống bầy đàn, nhưng cũng có nhiều chủng loại chồn chỉ sống và đi kiếm ăn đơn độc.
- Chồn hương ngoài tự nhiên vốn có tập tính kiếm ăn đơn độc, chúng chỉ gặp nhau vào mùa sinh sản. Ban ngày chúng trốn tránh và ngủ ngày trong các hang hốc, kẻ đá, ban đêm mới bò ra đi kiếm ăn. Vào mùa thức ăn khan hiếm, chồn hương đói không ngủ được cũng phải đi kiếm ăn vào cả ban ngày. Tuy nhiên, ban ngày chồn hương vẫn thích chọn chỗ có bóng tối, tránh ánh sáng.
- Chồn hương là loài ưa sạch sẽ, không thích chỗ ẩm ướt, hôi hám, bụi bặm. Chúng không đi vệ sinh lung tung mà thường đi ở một chỗ nhất định, kin đáo. Lợi dụng tập tính này, nhiều bà con nông dân trồng cà phê, vào mùa cà phê chín, có chồn hương vào vườn ăn cà phên vào ban đêm, sáng ra chỉ đến một chỗ nhất định để lượm phân của nó và đem phơi chỗ bóng râm, rồi sơ chế cà phê chồn. Đây là loại cà phên đặc biệt ngon.
IV. Thức Ăn
- Chồn hương là thú ăn tạp, thức ăn của nó có cả động vật lẫn thực vật. Trong tự nhiên, thông thường chồn hương tìm bắt chuột, rắn, ếch, nhái, kỳ nhông…các loại sâu bọ và công trùng khác nhau. Do có móng vuốt sắc, lanh lẹ, khả năng leo trèo linh động nên chồn hương có thể leo lên cây bắt chim non, ăn trứng chim. Nếu sống gần khu vực nông thôn, ban đêm chồn hương rình bắt gà, vịt, ăn cả đàn con và trứng, nó rất thích ăn trứng gà lộn, vịt lộn.
- Ngoài ra chồn hương còn ăn các loại quả có vị ngọt như chuối, mãng cầu, đu đủ chín, cà phê chín. Đặc biệt chồn hương rất thích ăn cà phê chín, chúng cũng thích ăn trái cà phê chín Robusta hơn trái cà phê chín Arabica, vì trái cà phê Robusta chín ngọt ít nước, nước ngọt của thịt trái sánh hơn. Chúng kén chọn từng trái cả phê, ăn hết phần vỏ và cùi, còn phần hạt có vỏ trấu cứng thì được chúng nuốt trọng, nhưng không tiêu hóa được, các hạt cà phê này sẽ thải ra ngoài thành phân cà phê chồn hương.
Trong quá trình nhai, gặm hạt cà phê, đi qua dạ dày và ruột của chồn hương, các enzyme, men tiêu hóa trong hệ tiêu hóa của nó đã thấm vào hạt cà phê, làm biến đổi chất bên trong hạt cà phê, khiến bẻ gãy các phần tử hương và vị trong cấu tạo hữu cơ của hạt cà phê. Khi hạt cà phê do chồn hương ăn, tiêu hóa và thải ra được xử lý, được làm sạch khỏi mọi chất bẩn, được rang lên ở nhiệt độ từ 200-249 độ C theo một kỹ thuật rang rất tinh tế, thì sẽ cho ra loại cà phê chồn nổi tiếng trên thế giới.
V. Sự Sinh Sản
- Chồn hương có vài lần động dục trong một năm. Chu kỳ động dục của chồn hương cũng hay biến động, không ổn định. Mùa động đực của chồn hương thường tập trung vào khoảng từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm. Chồn hương mỗi năm đẻ từ 1 đến 2 lứa, mỗi lứa đẻ từ 1 đến 6 con.
- Chồn hương cái khi động dục thường chuyển động nhanh nhẹn, phá chuồng, phát ra tiếng kêu khịt khịt để gọi bạn tình. Nhận được tín hiệu này, chồn hương đực liền liền tiết ra xạ hương thơm lừng để quyến dụ con cái. Sau vài ngày chung sống với nhau và gây giống xong, chúng sẽ cắn nhau và chia tay nhau nhanh chóng.
- Thời gian mang thai của chồn hương cái khoảng 85-90 ngày. Trước ngày đẻ 1-4 ngày, chồn cái thở mạnh, bụng phình to, vu sưng đỏ, cắn phá lưới chuồng, tỏ vẻ rất khó chịu. Chồn hương mẹ thường có 6 vú, chia ra làm hai hàng. Chồn hương con mới đẻ, sau 7-10 ngày mới mở mắt. Chồn mẹ sẽ cho con bú từ lúc mới sinh đến 30-40 ngày tuổi. Tuổi thọ của chồn hương khá cao, có thể sống trên 10 năm.
Có thể bạn quan tâm
Từ chỗ mua 2 con chồn hương con về nuôi chơi, giờ đây gia đình Trung đã có một trang trại nuôi chồn với số lượng lúc cao nhất lên đến 135 con.
Là một loài động vật hoang dã nhưng nhờ có giá trị cao về dược liệu và thực phẩm nên hiện nay việc nuôi chồn hương ngày càng phổ biến. Dưới đây là một số hướng dẫn và kinh nghiệm nuôi chồn hương để bạn đọc tham khảo.
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi chồn hương - Thức ăn và Phòng và trị bệnh
Tên Việt Nam gọi là cầy hương (có nơi còn gọi là chồn hương, chồn mướp, ngận hương, cầy xạ, cu tỏi).