Cuối năm lắm việc nhưng tiền nhiều
Bỏ buôn bán về trồng phật thủ
Đi sâu vào địa bàn xã, ấn tượng về Đắc Sở là những ngôi nhà tầng xây dựng khang trang mọc lên san sát.
Đường sá cũng được lát bê tông sạch sẽ, nhộn nhịp người qua lại.
Nhưng lạ một điều là các ngôi nhà này hầu như đều đóng cửa im ỉm, không thấy bóng dáng sinh hoạt của con người.
Hỏi ra mới biết, năm hết tết đến nên người dân “bỏ nhà ra đồng” chăm sóc phật thủ vì đây là vụ thu hoạch lớn nhất trong năm.
Ông Tạ Văn Vĩnh - Phó Chủ tịch Hội ND xã Đắc Sở phấn khởi nói: “Trước đây, dân trong làng chủ yếu làm ruộng hoặc buôn bán ở chợ Long Biên, lam lũ vất vả mà vẫn nghèo khổ lắm.
Thế rồi từ lúc phát hiện, nhân rộng trồng cây phật thủ, hầu như họ bỏ chợ quay về làng.
Giờ thì nhà nào trồng phật thủ đều thành triệu phú hết…”.
Chị Vương Thị Linh - người trồng phật thủ có tiếng ở Đắc Sở thổ lộ: “Trước nhà tôi vất vả lắm, bươn chải chợ Long Biên suốt.
Sau khi phật thủ về làng, tôi bỏ chợ cùng chồng con trồng loại cây này.
Ngôi nhà tầng, rồi chiếc ô tô, đại lý phân bón đều từ phật thủ mà ra…”.
Theo ông Vĩnh, hiện nay cả xã có khoảng 300-350 hộ trồng phật thủ trên diện tích 300ha.
Nhiều thanh niên trẻ cũng đứng ra thuê, mua đất gây dựng vườn phật thủ cho riêng mình.
Lắm việc nhưng tiền nhiều
Vào thời điểm cuối năm, nhà nào ở Đắc Sở cũng lắm việc, nhưng ai nấy đều phấn chấn, vui vẻ bởi là thời điểm tiền nhiều.
Giá phật thủ phụ thuộc vào kích cỡ, hình dáng, độ bóng của quả.
Quả càng to, dáng càng đẹp giá bán càng cao.
Với những quả có độ xòe từ 20-30 phân, có thể đem về tiền triệu, thậm chí cả chục triệu đồng cho người trồng.
Với quả kích thước đại trà, cũng bán được 100.000 - 300.000 đồng/quả.
Nếu hàng xấu quá sẽ có người thu mua để sơ chế làm nguyên liệu thuốc Bắc.
Ở Đắc Sở, chuyện có hộ thu trăm triệu, thậm chỉ tiền tỷ mỗi năm nhờ phật thủ không còn là chuyện hiếm.
Năm 2014, UBND xã Đắc Sở đã làm hồ sơ gửi Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đăng ký nhãn hiệu tập thể đối với “Phật thủ Đắc Sở”.
Ngày 23.1, Sở NNPTNT Hà Nội, UBND huyện Hoài Đức và Hiệp hội Sản xuất và Kinh doanh phật thủ Đắc Sở đã tổ chức lễ công bố nhãn hiệu tập thể "Phật thủ Đắc Sở”.
Thấy hiệu quả kinh tế lớn từ phật thủ, nhiều hộ dân Đắc Sở đã mở rộng diện tích bằng cách mua, thuê đất ở xã lân cận để trồng.
Ông Vĩnh cho biết thêm, hàng năm, Đắc Sở đón hàng trăm lượt khách buôn đến từ nhiều tỉnh, thành phố để thu mua phật thủ, đặc biệt là vào giữa tháng Chạp.
Quay trở lại trường hợp chị Vương Thị Linh, chị niềm nở chia sẻ: “Cứ độ này vườn nhà tôi đông vui nhộn nhịp lắm.
Phật thủ bày la liệt, khách buôn đến mua tấp nập...”.
Hiện tại, gia đình chị Linh đang trồng 25 sào phật thủ, 15 sào bưởi Diễn và 10 sào cam Canh.
Chị Linh cho hay, gia đình đã trồng cam Canh được 15 năm, nhưng nhận thấy hiệu quả lớn hơn từ phật thủ nên 5 năm trở lại đây chị bắt đầu trồng thêm phật thủ.
Cam Canh cho gia đình chị thu nhập 40 triệu đồng/sào/năm thì phật thủ đem lại nguồn lợi cao hơn từ 70-80 triệu đồng/sào/năm.
Có thể bạn quan tâm
Chúng tôi tới cửa hàng rau hữu cơ ở số 6 phố Nguyễn Công Trứ (Hà Nội) vào cuối giờ chiều nhưng vẫn thấy khách hàng tấp nập.
Nhờ biết tận dụng lợi thế nguồn nguyên liệu gỗ rừng trồng, anh Vũ Văn Phòng, thôn Thâm Pồng, xã Yên Thắng, huyện Lục Yên (Yên Bái) đã xây dựng được xưởng xẻ gỗ, tạo việc làm cho gần 10 lao động, mỗi năm lãi 200-300 triệu đồng.
Thời điểm cách Tết 1 tuần, giá hoa tăng gấp 3-5 lần so với cách đây vài ngày, nhưng những người trồng hoa ở Đà Lạt cũng chỉ biết tiếc hùi hụi vì không còn hoa để bán.