Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Của hiếm ở làng Đăk Trang

Của hiếm ở làng Đăk Trang
Tác giả: Đăng Nhật
Ngày đăng: 11/04/2016

37 tuổi đã sở hữu một sản nghiệp gồm 2.000 trụ tiêu, 4ha cao su, 1ha cà phê, 8 sào chanh dây, người như A Nấp là “của hiếm” của làng Đăk Trang, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang (Gia Lai). 

Trong ký ức của Nấp, đời sống của dân làng những năm 1995 chỉ gói trọn trong một chữ “khổ”. Không cam chịu cơ cực, Nấp suy nghĩ và thấy nếu muốn làm giàu có lẽ phải… đi buôn, vậy là 15 tuổi, anh xin cha mình chiếc xe đạp cà tàng – vật quý giá nhất của gia đình để chở gạo, mắm muối từ chợ cách nhà 35km về bán lại cho bà con kiếm lời. “Hồi đó đường đất không thôi. Mình phải đi từ 6 giờ sáng đến trưa mới lên đến chợ. Về tới nhà đúng lúc ăn cơm tối. Những lúc trời mưa hay xe thủng lốp dọc đường có khi còn phải ngủ lại, hoặc đến sáng mới về tới nhà” – A Nấp nhớ lại.

Sau khoảng 2 năm buôn bán, tích lũy, A Nấp đã tậu được chiếc xe Honda 67. Một ngày A Nấp đi chợ huyện về thì bị tai nạn, phải nằm trên giường bệnh cả tháng trời. Nhiều đêm trằn trọc, A Nấp suy nghĩ và thấy phải giã từ cái nghề buôn đi bán lại bạc bẽo lại phập phù này. Phải trồng cao su, cà phê như người Kinh thì mới bền vững được… Nghĩ là làm, năm 1998 A Nấp bắt đầu trồng mì trên 1ha đất trống của gia đình. Cũng trong thời gian này anh thường xuyên tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật chăm sóc cây cà phê, chăn nuôi gia súc do Hội Nông dân tổ chức.

Từ những kiến thức bổ ích tiếp thu được, Nấp áp dụng vào thực tiễn gia đình và năm 1999, cuộc sống gia đình Nấp bắt đầu thay đổi khi trúng đậm vụ mì. Dùng tất cả số tiền lời rồi vay thêm ngân hàng, anh quyết định mua thêm đất để mở rộng canh tác cà phê, cao su, nhờ đó mỗi năm gia đình anh có thu nhập hơn 800 triệu đồng. Riêng 2 năm gần đây, dù giá nông sản xuống thấp, việc tiêu thụ không ổn định, song gia đình A Nấp vẫn thu lãi 400-500 triệu đồng sau khi trừ chi phí đầu tư.

Thấy Nấp làm ăn giỏi, bà con tín nhiệm bầu anh làm Chi hội trưởng Chi hội Nông dân. Với kiến thức và kinh nghiệm tích lũy được, A Nấp tận tình hướng dẫn bà con trong làng cách chăm sóc cây trồng, vật nuôi… “Bà con trong làng sở dĩ còn khổ là do họ chưa biết cách làm ăn. Giúp bà con chút ít kinh nghiệm để có cuộc sống khá hơn là trách nhiệm của mình thôi mà “ – A Nấp khiêm tốn nói.


Có thể bạn quan tâm

Trà Vinh tưới phun tiết kiệm nước giúp ruộng đậu phộng bội thu giữa cánh đồng khô hạn Trà Vinh tưới phun tiết kiệm nước giúp ruộng đậu phộng bội thu giữa cánh đồng khô hạn

Hạn hán và xâm nhập mặn xảy ra diện rộng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đã gây thiệt hại lớn đến sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản của nông dân. Vậy mà tại cánh đồng ấp Sóc Chuối, xã Hiệp Hòa, huyện Cầu Ngang những ruộng đậu phộng vẫn xanh tươi, vượt qua nắng hạn khô cằn nhờ áp dụng qui trình sản xuất tưới nước phun mưa tiết kiệm. Lợi nhuận thu lại từ mô hình sản xuất mới này từ 50 đến 60 triệu đồng/ha, cao gấp 1,5 lần so với qui trình sản xuất truyền thống.

08/04/2016
Thuần phục những đàn ong mật Thuần phục những đàn ong mật

Biết cách chia đàn, tạo chúa; chăm sóc, phòng trừ bệnh; thu hoạch, sơ chế và bảo quản sản phẩm mật ong… Đó là những kiến thức mà nhiều nông dân (ND) xã Nghĩa Mỹ, thị xã Thái Hòa, Nghệ An học được từ lớp dạy nghề nuôi ong lấy mật.

11/04/2016
Chớ quá thận trọng với cây tỷ đô Chớ quá thận trọng với cây tỷ đô

Báo NTNN số 86, ra ngày 9.4 dẫn lời Thứ trưởng Bộ NNPTNT Hà Công Tuấn lý giải về quy hoạch cây mắc ca đến 2020 chỉ là gần 10.000ha, thay vì 220.000ha như triển vọng. Nhưng, ngược với ý kiến này, GS Hoàng Hòe- chuyên gia nghiên cứu về loại “cây tỷ đô” này, cho rằng đây là quyết định vội vàng, chưa phù hợp.

11/04/2016