Củ Chi: Chọn một tiêu chí để nâng chất, làm điểm tránh dàn trải
"Củ Chi nên chọn một tiêu chí để tập trung nâng chất sao cho thật hiệu quả, lấy đó làm mẫu nhằm nâng chất các tiêu chí khác, tránh dàn trải như trong giai đoạn 1"
Đó là ý kiến của ông Nguyễn Văn Dũng – Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TP.HCM trong buổi làm việc với UBND huyện Củ Chi về Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020.
Theo đó, UBND huyện Củ Chi, về công tác nâng chất nông thôn mới mà huyện đã thực hiện trong lĩnh vực phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, ngoài 591 công trình đã nghiệm thu và đưa vào sử dụng, huyện vẫn đang tiếp tục thi công và triển khai thi công thêm 150 công trình khác. Kinh tế huyện có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tập trung vào những cây – con có giá trị kinh tế cao, sản xuất theo hướng an toàn, thân thiện với môi trường...
Trong ảnh: Huyện Củ Chi đang tập trung nâng chất đàn bò sữa. Ảnh: T.Đ
Trong lĩnh vực giảm nghèo và an sinh xã hội, huyện đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn. Hiện nay, thu nhập bình quân của người dân Củ Chi là 40 triệu đồng/năm. Huyện cũng đã xây dựng chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020.
Tuy nhiên, trong buổi làm việc, đoàn giám sát của HĐND thành phố cho rằng tình trạng ngập úng diễn ra nhiều nơi trong huyện, nên trong quy hoạch giai đoạn 2 của Chương trình xây dựng nông thôn mới, huyện cần bổ sung hệ thống thoát nước vào kế hoạch quy hoạch các khu dân cư, khu đô thị để tránh ngập úng cục bộ. Đồng thời, huyện cũng cần tích cực tuyên truyền để người dân tham gia sử dụng nước sạch, đảm bảo yêu cầu về vệ sinh môi trường trong chăn nuôi…
Ông Trương Văn Thống - Thành ủy viên, Bí thư Huyện ủy Củ Chi cho biết, tuy còn nhiều khó khăn, nhưng toàn thể chính quyền và nhân dân Củ Chi đang rất nỗ lực để nâng chất nông thôn mới trong từng tiêu chí cụ thể. Những ví vụ mà ông Thống nêu ra là nâng chất đội ngũ giáo viên để đáp ứng yêu cầu dạy học; đầu tư xây dựng bệnh viện huyện với quy mô 300 giường, máy móc công nghệ hiện đại để chăm sóc sức khỏe cho người dân tốt hơn; đổi mới trong kinh tế nông nghiệp theo hướng giảm số lượng - nâng cao chất lượng đàn bò…
Có thể bạn quan tâm
Được phép nuôi rộng rãi, với nhiều ưu điểm vượt trội so với ong nội, con ong Ý (ong ngoại) đã và đang tạo nên bước “đột phá” cho nghề nuôi ong
Trong sản xuất thức ăn chăn nuôi hiện nay, probiotics đang là giải pháp tối ưu thay thế kháng sinh và được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng.
Không cho các chủ nuôi ong đưa ong ngoại vào địa bàn tỉnh này, nhất là vùng quy hoạch nuôi ong nội trên cao nguyên đá Đồng Văn.