Trang chủ / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

CP Foods lên kế hoạch sản xuất tôm vỏ mềm (tôm lột) tại Việt Nam để bán cho thị trường Châu Âu

CP Foods lên kế hoạch sản xuất tôm vỏ mềm (tôm lột) tại Việt Nam để bán cho thị trường Châu Âu
Ngày đăng: 30/05/2015

Tôm vỏ mềm hiện tại được sản xuất tại một công ty nuôi trồng tại tỉnh Rayong, để bán sang Nhật Bản, và thị trường US với qui mô nhỏ, một người điều hành của công ty cho biết trên Undercrurrent News. “Để sản xuất tôm vỏ mềm, đòi hỏi khá nhiều vào nguyên liệu thô phải thật sự tươi. Nguyên nhân mà CP Foods sản xuất chúng trong nhà máy tại Rayong chính là khoảng cách ngắn đến nông trại, điều đó có nghĩa là tôm có thể được nuôi ngay sau khi được thu hoạch.” Người điều hành cho biết

Sản phẩm được tiêu thụ mạnh mẽ, cùng chủng loại với cua vỏ mềm (cua lột). Tại Nhật Bản, tôm vỏ mềm (tôm lột) rất phổ biến trong món mì ramen, thường sử dụng tôm cỡ lớn, ông cho biết trên Undercurrent News.

Vì Thái Lan đã mất vị trí của mình về thuế ưu đãi trong hệ thống Ưu Tiên Tổng Quát của Liên Minh Châu Âu (GSP), nên công ty đã lên kế hoạch sản xuất những sản phẩm của mình cho thị trường Châu Âu tại Việt Nam, nơi mà CP Foods hiện tại có hai cơ sở nuôi trồng và kế hoạch tăng gấp đôi sản xuất trong năm 2015.

Cơ sở nuôi trồng của công ty tại Huế, được mở cửa vào đầu năm ngoái, và cũng gần với nông trại, điều đó có nghĩa mô hình sản xuất cùng loại có thể sử dụng như CP Foods sử dụng ở Rayong- Ông cho biết.

Việt Nam vẫn còn mức thuế ưu đãi GSP để bán cho Châu Âu và CP Foods đang có kế hoạch sản xuất nhiều gấp đôi ở đó vào năm 2015

Sẽ mất một thời gian để chuyển giao chuyên môn từ Thái Lan sang Việt Nam trong việc sản xuất tôm vỏ mềm- Ông cho biết. Vì thế công ty mong muốn bắt đầu sản xuất cho thị trường Châu Âu vào năm tới tại nhà máy.

Tại Anh - nơi mà công ty có hoạt động kinh doanh, có khả năng là nơi mà việc kinh doanh tại Châu Âu bắt đầu - ông nói.

Bước tiếp theo của công ty là sẽ sản xuất cua vỏ mềm, ông cho biết “ nhưng đầu tiên chúng tôi cần phải tìm ra một nhà cung cấp đáng tin cậy mà có thể đáp ứng được chất lượng và quy mô của chúng tôi”

Tăng gấp đôi tại Việt Nam

C.P Foods hiện có hai cơ sở sản xuất tại Thái Lan sản xuất tôm, đã thu nhỏ lại quá trình sản xuất trong bối cảnh khủng hoảng do hội chứng tử vong sớm (EMS), mà đã thấy trong việc sản xuất tại Thái Lan đạt được 200,000 tấn vào năm ngoái. Việc sản xuất cao đến 640,000 tấn như trong quá khứ và sẽ có khả năng phục hồi vào năm 2015.

Kết quả là CP Foods đang tập trung vào việc mở rộng tại Việt Nam, nơi có hoạt động trang trại và hai cơ sở sản xuất dưới công ty con là CP Pokphand (CPP).

Công ty đã sản xuất khoản 6.000 tấn thành phẩm tại hai nhà máy tại Việt Nam năm ngoái. Năm 2015, mục tiêu là sản xuất 10.000 đến 12.000 tấn- một người điều hành công ty – không muốn được nêu tên - cho cho biết trên Undercurrent vào tháng Năm. CP Foods đã thành lập nhà máy thứ hai tại Việt Nam vào đầu năm 2014, tại Huế, dưới tên công ty con CPP.

Một cơ sở sản xuất tôm khác của công ty đã có tại Đồng Nai, với nhà máy nuôi cá tra có trụ sở tại Bến Tre.

Các nhà máy này cho phép công ty bán tôm đến thị trường Châu Âu với giá ưu đãi theo GSP, mà Thái Lan hiện đã bị mất hoàn toàn.

Đầu năm 2015, Thái Lan đã mất thuế quan GSP 4% trên sản phẩm thô, và bây giờ đã đến 7%. Khi nhà máy thứ hai của CP Foods được thành lập vào đầu năm 2014, Thái Lan chỉ mất 7% thuế quan ưu đãi đối với tôm đã được nấu chín và chế biến - không bao gồm nấu chín và vỏ- mà giờ đã vượt đến 20%

Mặc dù việc bán ở thị trường Châu Âu là một phần của việc mở nhà máy tại Việt Nam, nhưng nhu cầu mạnh mẽ hơn cũng từ Châu Á, ông cho biết trên Undercurrent, trong hội chợ Seafood Expo Global gần đây tại Brussels, Bỉ “ Chúng tôi đang bán khá nhiều đến Trung Quốc và Hàn Quốc, khi thị thường Châu Âu chết”.

Giá tôm đã giảm khá mạnh tại các nguồn trong năm nay, nhưng người mua tại Châu Âu đã không thể thực sự tận dụng lợi thế, khi đồng Đô la quá mạnh so với đồng Euro.

Nguồn: Undercurrent News, 22/05/2015

Biên dịch: VÂN ANH

Biên soạn: AQUATEC.VN


Có thể bạn quan tâm